Lý thuyết mới về sự hình thành sao gây chấn động

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn nghĩ rằng họ đã phát hiện mối quan hệ đáng tin cậy và phù hợp giữa kích thước của các ngôi sao và khối lượng của những đám mây hình thành sao của bụi và khí, nhưng nghiên cứu mới đã làm lung lay các giả định trước đó.

Khảo sát thiên hà Milky Way đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước và khối lượng của các lõi hình thành sao và kích thước, khối lượng của các ngôi sao trưởng thành.
Các nhà thiên văn học cũng đã xác định sự phân bố liên tục của các khối sao trên Milky Way, với các ngôi sao cực nhỏ cũng như sao cực lớn.
Nguồn ảnh: UPI
Nguồn ảnh: UPI 
Khi các nhà nghiên cứu sử dụng kính thiên văn Đài quan sát ALMA để khảo sát một vùng hình thành sao xa xôi có tên W43-MM1, cách xa 18.000 năm ánh sáng, họ phát hiện ra một mẫu phân bố khối lượng sao rất khác với Milky Way.
Trong thiên hà Milky Way, các ngôi sao có khối lượng hơi nhỏ hơn mặt trời rất phổ biến. Trong W43-MM1, chúng rất hiếm. W43-MM1 cũng chứa rất nhiều ngôi sao cực lớn, những ngôi sao này ít phổ biến hơn trong thiên hà Milky Way.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ

Những phát hiện mới này cho thấy việc nhiều nhà thiên văn họ tin rằng việc điều khiển sự hình thành sao và sự tiến hóa sao theo quy luật là không phổ biến.
Kenneth Marsh, một nhà thiên văn học tại Đại học Cardiff ở xứ Wales, cho biết: “Những phát hiện gây kinh ngạc và đặt câu hỏi về mối quan hệ phức tạp giữa khối lượng của các hạt hình thành sao và khối lượng của các ngôi sao. Có thể cần phải xem xét lại các tính toán liên quan đến các quá trình phức tạp quyết định cách các ngôi sao được sinh ra".

Loạt sao bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Kính Viễn vọng Hubble của NASA vừa cung cấp bức ảnh chụp thiên văn đặc biệt gây sốt, cho thấy cụm sao cầu lấp lánh và cổ xưa có tên là NGC 3201 - một tập hợp của hàng trăm nghìn ngôi sao bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn.

Hình ảnh này chụp từ Kính viễn vọng Không gian Hubble NASA / ESA cho thấy một cụm sao cầu lấp lánh và cổ xưa có tên là NGC 3201 - một tập hợp của hàng trăm nghìn ngôi sao bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn. 

Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.

Thực hư chuyện một số ngôi sao đánh cắp lithium

(Kiến Thức) - Chuyện “ngôi sao đánh cắp lithium” trở thành chủ đề gây xôn xao giới khoa học thiên văn quốc tế. Các ngôi sao giàu lithium theo cách nào đó, chúng đã lấy thêm lithium lấp vào trong cuộc sống của mình.

Một số ngôi sao già được tìm thấy chứa quá nhiều lithium bất thường, các nhà nghiên cứu báo cáo trong Tạp chí Vật lý thiên văn Quốc tế.

Việc nghiên cứu những sao lạ này góp phần giúp chúng ta làm quen các quy tắc tiến hóa không gian mới.

Ngôi sao "khủng" ngang Mặt trời nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất

(Kiến Thức) - Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời rất háu ăn vừa xuất hiện trong hệ Mặt trời gây chấn động giới khoa học.

Theo đó, các nhà khoa học NASA vừa phát hiện bộ đôi sao nhị phân, đặt tên lần lượt là Kronos và Krios theo truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, cách Trái đất tận 320 năm ánh sáng. Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời này được cho là đã nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất.
Ngoi sao "khung" ngang Mat troi nuot chung 15 hanh tinh co Trai dat
Nguồn ảnh: Ibtimes. 
Trong lần phát hiện mới nhất, bộ đôi sao này được cho là đang trong tình trạng háu ăn khủng khiếp. Dù có kích thước tương tự như Mặt trời nhưng nó được cho là có khả nuốt chửng tới 15 hành tinh đá có kích cỡ giống Trái đất.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học bầu khí quyển sao Kronos để tìm xem đâu là nguyên nhân khiến chúng nuốt chửng các hành tinh đá tàn khốc đến như vậy.

Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.