Kinh ngạc kim loại hiếm trong khí quyển ngoại hành tinh nóng rực

(Kiến Thức) - KELT-9 b là ngoại hành tinh nóng nhất được biết đến cho đến nay. Vào mùa hè năm 2018, một nhóm các nhà thiên văn học đến từ các trường đại học Bern và Geneva tìm thấy nhiều vết tích phân tử khí và titan trong khí quyển của nó.

Được biết, KELT-9 là một ngôi sao nằm cách Trái đất 650 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus. Ngoại hành tinh KELT-9 b quay quanh rất gần một ngôi sao chủ KELT-9 nóng khoảng 4000 ° C.

Kinh ngac kim loai hiem trong khi quyen ngoai hanh tinh nong ruc
Nguồn ảnh: Phys. 

Giờ đây, các nhà nghiên cứu này cũng đã phát hiện thêm dấu vết của natri, magiê, crôm và các kim loại đất hiếm scandium trong khí quyển ngoại hành tinh KELT-9 b.

Các dấu vết này được đo bằng máy quang phổ HARPS-North được gắn trên kính viễn vọng, cho phép các nhà thiên văn học phân biệt thành phần hóa học trong khí quyển của KELT-9b.

Sau khi phân tích cẩn thận, các nhà nghiên cứu thực sự tìm thấy vết tích phân tử natri, magiê, crôm và các kim loại đất hiếm scandium và yttri trong hệ thống quang phổ.

Ba trong số các chất này chưa bao giờ được phát hiện có trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh.

Mời quý vị xem video: Đâu mới thực sự là ngôi sao lớn nhất vũ trụ? - Thư Viện Thiên Văn

Khám phá vùng đất ngoài hành tinh ngay trên Trái Đất

Wadi Rum (Jordan) từng nhiều lần được chọn làm bối cảnh ngoài không gian trong các bộ phim nổi tiếng. Nơi này thu hút khách vì cảnh quan như trên sao Hỏa cùng dịch vụ độc đáo.

Khám phá vùng đất ngoài hành tinh ngay trên Trái Đất:

Mô tả video


Sửng sốt tốc độ giãn nở của vũ trụ ngày nay

(Kiến Thức) - Trong nghiên cứu mới, Riess và cộng sự đã sử dụng Kính Viễn vọng Hubble để nghiên cứu 70 ngôi sao biến thiên Cepheid trong Đám mây Magellan lớn (LMC), sử dụng tất cả thông tin để tính tốc độ giãn nở của vũ trụ ngày nay.

Các sao biến thiên Cepheid mờ có thể được xem như tiêu chuẩn để dự đoán tốc độ phát triển của vũ trụ.

Riess và nhóm của ông cũng kết hợp các quan sát của Dự án Araucaria, do các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Chile hợp tác nghiên cứu hệ thống sao nhị phân LMC khác nhau.