Kinh ngạc hai tinh vân đầu lâu kỳ quái trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Mang diện mạo đầu lâu đặc thù, đây là hai tinh vân thú vị nhận được sự quan tâm chú ý của giới thiên văn học. Hình thù kỳ quái được cho là kết quả của một ngôi sao lớn hơn Mặt trời, bị gió vũ trụ khắc nghiệt tác động.

Tinh vân đầu lâu đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này là Sh2-68.
Theo các chuyên gia tại Đại học Alaska Anchorage (Mỹ) thì Sh2-68 mang diện mạo của một đầu lâu khổng lồ, bất ngờ bay qua Dải Ngân hà và lọt vào tầm ngắm của Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia Kitt Peak, Arizona, Mỹ.
Kinh ngac hai tinh van dau lau ky quai trong vu tru
Nguồn ảnh: Space. 
Được biết, tinh vân này hiện tại đã 45.000 năm tuổi, hình thù đầu lâu kỳ quái này là kết quả của một ngôi sao lớn hơn Mặt trời, giải phóng năng lượng, vật chất và bị gió vũ trụ khắc nghiệt tác động bào mòn.
Và hiện tinh vân này vẫn đang bay qua Dải Ngân hà vũ trụ.
Sau cùng là Tinh vân Skull and Crossbones.
Kinh ngac hai tinh van dau lau ky quai trong vu tru-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.  
Kính Viễn vọng Hubble của NASA bất ngờ phát hiện ra tinh vân Skull and Crossbones.
Tương tự như Sh2-68, nó cũng mang diện mạo như đầu lâu phát ra ánh sáng hồng, xanh, vàng rực rỡ, bên trong hệ thống tinh vân này chứa rất nhiều cụm sao trẻ 1 triệu năm tuổi, cùng các vườn ươm sao tràn đầy năng lượng quy mô nhỏ, xuất hiện rải rác khắp hệ thống tinh vân này.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy vùng trung tâm Tinh vân Skull and Crossbones còn có một sao lùn trắng, phát ra ánh sáng vi diệu thắp sáng cả 2/3 diện tích tinh vân.
Nhưng danh tính thực sự của sao lùn trắng này các chuyên gia vẫn chưa khám phá được.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Phát hiện mới sửng sốt về thiên hà NGC 3319

(Kiến Thức) - Một đối tượng thiên văn kỳ lạ nằm trong thiên hà NGC 3319 được phát hiện gây xôn xao giới khoa học. Đó là một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ, tác động lên toàn bộ hệ thống thiên hà.

Các nhà thiên văn học Trung Quốc báo cáo những phát hiện mới về khu vực trung tâm của một thiên hà có tên là NGC 3319 cách Trái Đất khoảng 47 triệu năm ánh sáng.

Ở khu vực thiên hà NGC 3319, họ đã tìm thấy có một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ.

Cảnh sao khổng lồ sinh ra sao nhỏ tiết lộ điều bất ngờ

(Kiến Thức) - Cái nhìn cận cảnh về sự ra đời của một đôi sao, cụ thể là cách thức ngôi sao khổng lồ sinh ra đôi sao nhỏ đã tiết lộ nhiều thông tin bất ngờ về sự tiến hóa sao vũ trụ.

Tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê, các chuyên gia đã phát hiện một ngôi sao khổng lồ còn trẻ có tên MM 1a trong khu vực hình thành sao đang hoạt động của thiên hà Milky Way cách đó hơn 10.000 năm ánh sáng.

Khi phân tích dữ liệu, họ nhận ra rằng sao MM 1a đi kèm với một đối tượng mờ hơn thứ hai, mà họ đặt tên là MM 1b. Điều này cho thấy chúng là anh  em sinh ra từ một ngôi sao mẹ có tên là MM 1.