Kinh hoàng thủng ruột non vì ăn bánh tráng trộn

Các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân có dịch mủ đục, sung huyết, ruột non thủng do liếp tre lẫn trong bánh tráng.

Bác sĩ Phan Văn Ở - Phó khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) - cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật một bệnh nhân bị thủng ruột non do dị vật.
Theo bác sĩ Phan Văn Ở, ngày 10/8, bệnh nhân N.M.A. (xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) nhập viện và được mổ cấp cứu. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân có dịch mủ đục, sung huyết, ruột non thủng do dị vật là một liếp tre đâm thủng, làm xì phân.
Người nhà bệnh nhân cho hay trước khi nhập viện, A. đã ăn bánh tráng trộn có dính liếp tre.

8 cách ngăn ngừa ung thư ruột hiệu quả

(Kiến Thức) - Ung thư ruột là căn bệnh nguy hiểm có thể tấn công bất kỳ đối tượng nào. Do vậy, bạn nên thực hiện các hướng dẫn sau để ngừa bệnh.

Thực hiện sàng lọc phát hiện ung thư. Các chuyên gia sức khỏe khuyên các đối tượng trên 50 tuổi, có người thân từng mắc bệnh nên tiến hành nội soi để phát hiện dấu hiệu bất thường. Lưu ý, trước khi tiến hành một đến hai ngày, bạn nên ăn thực phẩm dạng lỏng. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc nhuận tràng vào trước đêm thực hiện.
Thực hiện sàng lọc phát hiện ung thư. Các chuyên gia sức khỏe khuyên các đối tượng trên 50 tuổi, có người thân từng mắc bệnh nên tiến hành nội soi để phát hiện dấu hiệu bất thường. Lưu ý, trước khi tiến hành một đến hai ngày, bạn nên ăn thực phẩm dạng lỏng. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc nhuận tràng vào trước đêm thực hiện.

Dấu hiệu phát hiện trẻ bị lồng ruột

(Kiến Thức) - Lồng ruột là chứng bệnh dễ mắc và nguy hiểm với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu dưới đây để phát hiện và đưa con đi điều trị kịp thời.

Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.
 Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.

Cứu ca hi hữu viêm khối ruột “khủng“

Thăm khám cho bệnh nhân T. sau phẫu thuật.
Thăm khám cho bệnh nhân T. sau phẫu thuật. 

Anh Bùi Minh T. (47 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết, tháng 7/2012 anh đang khoẻ mạnh thì bị đau bụng âm ỉ, đi khám tại Bệnh viện 103 kết luận đám quánh ruột thừa được phẫu thuật nội soi đấu tắt để tránh tắc ruột.

Ra viện một thời gian, bụng anh lại bắt đầu đau, không chịu được anh đi khám tại Viện 108. Anh được chỉ định nằm viện theo dõi và kết quả chụp CT, cắt lớp kết luận anh bị ung thư manh tràng.

Lo sợ anh tiếp tục sang Bệnh viện K xét nghiệm nhưng kết quả xét nghiệm lại không phải ung thư. Về nhà, anh cũng chữa đủ cả thuốc Nam, thuốc Bắc nhưng bệnh vẫn không đỡ và ngày càng đau tăng. Sau Tết, đau quá không chịu được, đặc biệt anh lại bị đi đái ra phân nên nhập Bệnh viện 354 điều trị.