Kiểu pha trà sai lầm, uống không ngon còn hại cơ thể

Rất nhiều người uống trà hàng ngày nhưng vẫn uống sai cách, cùng kiểm tra xem bạn có từng phạm phải những sai lầm này khi uống trà chưa nhé.

Trà hay chè là thức uống yêu thích của nhiều người. Thế nhưng, thích trà, uống trà thường xuyên không có nghĩa là thực sự biết uống trà đúng cách.
Có vô số người uống trà hàng ngày nhưng vẫn uống sai cách, cùng kiểm tra xem bạn có từng phạm phải những sai lầm khi uống trà chưa nhé.
Sai lầm 1: Trà càng tươi thì càng tốt
Có một loại trà gọi là "trà tân thời", dùng để chỉ loại trà mới hái chưa đầy nửa tháng.
Loại trà này mùi vị rất ngon, nhưng cũng dễ kích thích dạ dày, bởi vì trong trà mới hái có nồng độ caffein cao, hơn nữa còn chứa một số hoạt chất ancaloit, thường xuyên uống trà mới hái có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, co thắt dạ dày, táo bón và các triệu chứng khác.
Trên thực tế, nên uống trà đã hái được một thời gian, thi thoảng mới uống trà mới hái để tận hưởng vị khác biệt.
Kieu pha tra sai lam, uong khong ngon con hai co the
Ảnh minh họa.  
Sai lầm 2: Dùng nước sôi 100°C để pha trà
Ngày nay, nhiều người pha trà bằng nước sôi 100°C từ ấm điện siêu tốc. Trên thực tế không phải loại trà nào cũng thích hợp với nước sôi 100°C, điển hình là trà xanh chỉ thích hợp với nước sôi khoảng 85°C, nếu nhiệt độ quá cao thì hương vị của trà sẽ giảm.
Sai lầm 3: Pha trà bằng cốc giữ nhiệt
Một số người rót trà vào cốc giữ nhiệt để thuận tiện khi uống trà, nhưng cốc giữ nhiệt sẽ giữ trà ở môi trường nhiệt độ tương đối ổn định, khiến trà bị vàng và có vị đắng hơn, ảnh hưởng đến hương vị của trà. Khi bạn uống trà, tốt nhất là sử dụng ấm pha trà, đặc biệt là khi bạn uống trà ngon, đừng sử dụng cốc giữ nhiệt mà lãng phí.
Sai lầm 4: Pha trà bằng nước máy
Độ cứng của nước máy ở mỗi vùng là khác nhau, các chất vi lượng trong nước máy sẽ phản ứng với polyphenol trong lá trà, ảnh hưởng đến hương thơm và dinh dưỡng của trà. Nói chung, bạn nên sử dụng nước tinh khiết, nước lọc, nước khoáng đun sôi để pha trà.
Kieu pha tra sai lam, uong khong ngon con hai co the-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Sai lầm 5: Nhai bã trà sau khi uống trà
Một số người có thói quen nhai và ăn bã trà sau khi uống, nghĩ rằng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn, bạn không nên uống trà theo cách này, bởi vì bã trà cũng có thể chứa một số nguyên tố kim loại vi lượng và thuốc trừ sâu không hòa tan, nếu bạn ăn bã trà, rất dễ nuốt phải các chất có hại.

Uống trà để giảm cân và chữa bệnh: Nhớ kỹ quy tắc “vàng” này

(Kiến Thức) - Muốn dùng trà để giảm cân và chữa bệnh, người uống cần phải nắm vững được quy tắc và thời điểm uống trà dưới đây, có như vậy mới đạt được hiệu quả. 

Uong tra de giam can va chua benh: Nho ky quy tac “vang” nay
 Trời ngày càng lạnh hơn, nhiệt độ rõ ràng đang có chiều hướng hạ xuống, uống một tách trà ấm vừa có thể làm ấm cơ thể lại có tác dụng giảm cân. Nhưng bạn có biết rằng khi uống trà phải chọn thời điểm không? Thêm nữa, chọn đúng loại trà cũng có thể giảm bớt "gánh nặng" cho cơ thể. (Ảnh minh họa) 

Súc miệng nước muối theo cách này giảm đau họng cực nhanh

Súc miệng nước muối là một phương pháp phổ biến dùng để giảm đau rát họng, giảm ho. Thế nhưng, bạn phải súc đúng cách, nếu không thì mọi cố gắng đều vô nghĩa.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng bị cảm cúm, đau họng, có người thậm chí còn nuốt nước bọt cũng đau. Đây thực chất là do niêm mạc xung quanh thanh môn và dây thanh bị sung huyết, phù nề, biểu hiện này thường thấy rõ sau 3 đến 5 ngày mắc bệnh.
Trong số nhiều phương pháp giảm đau họng, súc miệng bằng nước muối đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhiều người cũng đã thử.