Thông tin mới nhất về kết quả kiểm toán của PVcomBank

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ghi nhận ý kiến ngoại trừ của nhà băng này.
 

Theo báo cáo đã được kiểm toán, năm 2020, PVcomBank đạt 75,77 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 73,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Dù thu nhập lãi thuần giảm gần 6%, các nguồn thu phi tín dụng lại tăng trưởng mạnh so với năm 2019. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 27%, đạt gần 234 tỷ đồng. Hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán mang về hơn 184 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần năm trước đó.
Tổng tài sản của ngân hàng đến 31/12/2020 đạt 181.394 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cuối năm 2019. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 9,23% (quy định ≥ 9%). Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2020 là 2,2%...
Bên cạnh đó, trong báo cáo tài chính năm 2020, đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng của PVcomBank.
Đơn vị kiểm toán cũng lưu ý về việc xác định khả năng thu hồi khoản phải thu liên quan đến việc chuyển nhượng khoản đầu tư góp vốn trong năm 2017 theo phương án trả chậm và giao dịch nhận bàn giao tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ của một khoản trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.
PVcomBank áp dụng chính sách kế toán riêng theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2030, ngân hàng đã áp dụng các đề xuất được nêu trong phương án cơ cấu lại đanh trình NHNN phê duyệt liên quan đến việc phân loại nợ, thu hồi nợ, trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu.
Hiện phương án cơ cấu này đã được NHNN thông qua nội dung để trình Thủ tướng, đang lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan. Do đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định liệu có cần phải điều chỉnh các số liệu liên quan hay không.
Ngoài ra, kiểm toán cũng nhấn mạnh, PVcomBank đang ghi nhận khoản phải thu từ Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVX) và phải thu từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) số tiền lần lượt là 145 tỷ và gần 14 tỷ đồng. Đến thời điểm lập báo cáo, các thủ tục nghiệm thu và quyết toán giữa các bên chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở để các bên thanh toán hoàn trả các giá trị phải thu này. 

Nỗi lo nợ xấu của KienLongBank, PVCombank, PGBank

(Vietnamdaily) - Tại thời điểm 30/6/2020, các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3% là KienLongBank, PVCombank, PGBank...

Điều gây kinh ngạc lớn ở đây là tỷ lệ nợ xấu của KienLongBank tăng một mạch từ 1,02% đầu kỳ vọt lên tới 6,59%, tương ứng nợ xấu gấp 6 lần đầu năm chiếm 2.250 tỷ đồng. 

Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của KienLongBank gấp 9 lần, ghi nhận gần 2,146 tỷ đồng. 

PVcomBank lên kế hoạch năm 2021 lãi trước thuế 88 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Năm 2021, PVcomBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 16% lên hơn 88 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Nhận định về năm 2021, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cho rằng, dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới và ở trong nước vẫn tồn tại nguy cơ dịch bùng phát trở lại làm ảnh hưởng đến đời sống con người và tăng trưởng kinh tế. Nợ xấu tiềm ẩn, trích lập dự phòng có thể là thách thức lớn đối với các tổ chức tín dụng trong năm 2021.

PVcomBank xác định năm 2021 hoạt động của Ngân hàng sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ngân hàng tiếp tục thực hiện Tái cơ cấu theo lộ trình Đề án được phê duyệt và cập nhật theo phê duyệt của Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2030 của Ngân hàng. Các hoạt động kinh doanh năm 2021 theo hướng tăng trưởng thận trọng, chất lượng. Kiểm soát được rủi ro và dành tối đa nguồn lực để xử lý rủi ro.

Loạt lãnh đạo VOS, SFI, NAV bị phạt do mập mờ thông tin giao dịch chứng khoán

(Vietnamdaily) - Vừa qua, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cá nhân.

Theo đó, ông Bùi Việt Hoài - Chủ tịch HĐQT CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS) đã bị phạt 30 triệu đồng vì đã mua 43.800 cp VOS vào ngày 18/3/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.