Kịch tính kiến anh hùng cứu bạn thoát khỏi lưới nhện độc

(Kiến Thức) - Theo các nhà khoa học, những con kiến này không chỉ đến để giải cứu mà sau khi giải cứu thành công, chúng còn cùng nhau, dành khoảng hai giờ để phá hủy các màng nhện, đảm bảo không ai bị bắt nữa.

Những con kiến nhỏ bé này đã chứng minh, chúng sẽ làm mọi thứ có thể để cứu bạn bè, đồng loại, khiến mọi người có cái nhìn khác về mình.
Mới đây, các nhà khoa học đã quan sát thấy, một nhóm kiến thu hoạch đã cố tìm mọi cách để giải thoát bạn bè, anh chị em của mình khỏi lưới nhện.
Theo các nhà khoa học, những con kiến này không chỉ đến để giải cứu mà sau khi giải cứu thành công, chúng còn cùng nhau, dành khoảng hai giờ để phá hủy các màng nhện, đảm bảo không ai bị bắt nữa.
Kich tinh kien anh hung cuu ban thoat khoi luoi nhen doc
 
Hành vi này được xem là đặc biệt phi thường vì mọi người thường không nghĩ rằng, côn trùng lại gắn bó và có tình cảm đến mức dám mạo hiểm mạng sống của mình để cứu đồng loại khác.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, một số loài kiến - khoảng 6% - đã chết khi cố gắng cứu bạn bè, anh em của chúng thoát khỏi các loại bẫy của loài nhện.

Mời quý vị xem video: Kiến anh hùng cứu bạn thoát khỏi lưới nhện độc. 

Cá heo và vượn cũng được biết đến là những loài động vật trượng nghĩa, sẵn sàng hy sinh cứu bạn. Hiện tại, kiến thu hoạch có thể gia nhập hàng ngũ những sinh vật trung thành nhất, tốt bụng và trượng nghĩa nhất trong vương quốc động vật.

Loài kiến "điên" khiến NASA phải kinh hãi

Loài côn trùng hung hãn, thân dài khoảng 2mm, phủ đầy lông và có màu nâu đỏ, loài kiến "điên" đã từng khiến nước nhiều bang nước Mỹ hốt hoảng.

Theo các chuyên gia sinh học, loài kiến điên này có nguồn gốc từ Caribean và đến Mỹ theo đường tàu biển. Loài kiến đáng sợ này lần đầu tiên được tìm thấy ở Houston vào năm 2002.

"Cơn bão" kiến ba khoang tái xuất, khám phá kinh ngạc loài vật này

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều trở lại ở các khu vực chung cư, nhà cao tầng... khiến ai cũng lo ngại. Kiến Thức xin thông tin một số kiến thức có thể ít người biết về loài vật này.

Còn nhớ, tháng 10/2014, “cơn bão” kiến ba khoang ồ ạt tấn công vào nhà dân, chui vào các tòa cao tầng khiến người dân thấp thỏm, lo lắng. Khi đó, kiến ba khoang đang vào mùa sinh sản. Hơn nữa, thời tiết ẩm ướt đã tạo điều kiện cho loài vật sinh sôi.

Hổ trẻ "đua đòi" trêu tức gấu đen và kết đắng

Khi quá sức chịu đựng, gấu đen quyết định tham chiến thì hổ nhanh chóng bỏ chạy.

Ho tre
 Ở Ấn Độ, hổ và gấu chính là một trong những loài động vật mạnh nhất. Thi thoảng, những cuộc đối đầu giữa hai "ông vua" này vẫn diễn ra đầy khốc liệt. Thế nhưng, lần này thì khác.