Kịch liệt cảnh báo và sư tử tranh mồi trên cây cao

(Kiến Thức) - Sư tử thình lình xuất hiện, phóng như "tên bay" lên ngọn cây cao nhăm nhe tranh cướp mất mồi của báo đốm.

Xem clip: Sư tử tranh mồi báo đốm trên ngọn cây cao vút (nguồn: Youtube)

Bầy báo đốm ẩn nấp, bất thình lình lao ra tóm gọn con mồi. Sau một hồi vật lộn kịch liệt, con mồi chết gục dưới hàm răng sắc nhọn của những con báo. Tuy nhiên, "miếng mồi ngon không dễ nuốt", ngay khi đang hăng hái xẻ thịt con mồi, những con sư tử thình lình xuất hiện, nhăm nhe tranh cướp mất mồi của đàn báo đốm. Trong lúc những con trong đàn đi xua đuổi kẻ tranh cướp, một con báo đốm nhanh nhẹn tha con mồi lên ngọn một cây cao cất giữ.
Kich liet canh bao va su tu tranh moi tren cay cao
Sư tử lao lên cây nhằm tranh cướp mồi báo đốm. 
Sư tử nhanh chân theo sau con báo đốm, phóng như "tên bay" lên ngọn cây cao định tranh cướp, nhưng thất thế nó nhảy xuống đi gọi cả đàn sư tử đến địa bàn cây bao vây và lao lên tấn công.
Cảnh tượng sư tử trèo cây tranh cướp mồi vô cùng ấn tượng, chúng vừa cố giữ cơ thể to lớn cân bằng giữa các nhánh cây, trong khi cố gắng cắn xé, tranh cướp con mồi.

Cá sấu khổng lồ ngấu nghiến nuốt chửng hà mã

(Kiến Thức) - Con cá sấu đực to lớn cố gắng nuốt chửng hà mã con nhưng có vẻ rất khó khăn.

Xem clip: Cá sấu ngấu nghiến nuốt chửng hà mã (nguồn: youtube)


Hà mã chạy trốn thất bại và trở thành bữa ăn ngon lành của sát thủ đầm lầy ở khu bảo tồn Masai Mara, Kenya. Con cá sấu khổng lồ cố gắng nuốt chửng con hà mã xấu số.

Ca sau khong lo ngau nghien nuot chung ha ma
Con mồi bị xé tan xác trong hàm răng sắc nhọn của cá sấu. 
Cá sấu sở hữu bộ hàm mạnh mẽ, có thể ngoạm chết mọi con mồi. Nó gặm chặt hà mã con, nhiều lần định nuốt chửng nhưng gặp khó khăn. Sau cùng, kẻ săn mồi dùng hàm răng sắc nhọn của nó nhai thịt con mồi làm cho máu chảy be bét trong mồm.

Trong khi cá sấu đực to lớn xử lý con mồi, những con cá sấu khác cũng lởn vởn tranh cướp mồi nhưng đều không thành, chỉ hơn chục phút sau, cá sấu đã “xơi tái, nuốt gọn” con mồi vào trong bao tử.

10 hành trình bơi kinh khiếp nhất của cá mập

(Kiến Thức) - Cá mập trắng cái có tên “Nicole” bơi khoảng 20.000 km trong thời gian chưa đến 9 tháng, với tốc độ tối thiểu là 4,7 km/giờ.

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map
Cá mập mako vây ngắn bơi hành trình dài hơn 1.300km. Một con cá mập mako vây ngắn cái tên là Carol giữ kỷ lục bơi hành trình 8,265 dặm (khoảng hơn 1.300km) trong 6 tháng. Đó cũng là loài cá mập bơi nhanh nhất thế giới, với tốc độ 100km/giờ. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-2
Cá mập xanh thường xuyên di chuyển qua Đại Tây Dương. Một nghiên cứu theo dõi một con cá mập xanh ngoài khơi bờ biển Brazil và phát hiện nó đã ở châu Phi 87 ngày sau đó.  

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-3
Cá nhám voi, hay còn gọi là cá mập voi bơi hàng trăm dặm quanh Australia. Cá mập voi thường đi du lịch ở vùng biển ngoài khơi của khoảng 124 quốc gia, nhưng chúng đặc biệt yêu thích biển Australia. Theo nghiên cứu, cá mập voi bơi ít nhất 15 dặm mỗi ngày. Ngoài ra, chúng có thể di chuyển hơn 1.200 dặm (gần 2000km) từ Rạn san hô Ningaloo đến đảo Christmas. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-4
Cá mập trắng lớn đi quanh Thái Bình Dương. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Sinh học biển cho biết cá mập trắng cái trải qua cuộc di cư hai năm từ Mexico, nơi chúng giao phối, sau đó đi qua California và Hawaii đến Baja, California để sinh con. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-5
Cá nhám phơi nắng (là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại, sau cá mập voi, xếp thứ hai trong ba loài cá mập ăn sinh vật phù du, cùng cá nhám voi và cá mập miệng to) phiêu lưu từ Ireland đến châu Phi. Các nhà nghiên cứu đã gắn chip theo dõi hành trình của một con cá nhám có tên "Banda" ngoài khơi bờ biển Ireland. Sau hành trình bơi gần 5000km, nó nằm phơi mình trong vùng biển nhiệt đới của châu Phi. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-6
Cá mập hổ trong hành trình bí ẩn đến Trung Đại Tây Dương. Các nhà nghiên cứu đã xác định một số loài cá mập bơi từ vùng biển ngoài khơi của Bermuda đến Bahamas. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-7
Cá mập bò bơi qua lại trên sông lớn. Đây là loài cá mập chỉ có thể tồn tại lâu dài ở nước ngọt, chúng được ghi nhận di chuyển lên xuống những đoạn sông rất dài, chẳng hạn như Amazon, Gambia, Ganges, Mississippi, San Juan, Tigris và Zambezi. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-8
Cá mập vây đen và cá mập Carcharhinus brevipinna bơi dọc theo bờ biển phía Đông. Hàng ngàn con cá mập đã được nhìn thấy ở Florida từ tháng 1 đến tháng 3. Những con cá mập ở những vùng nước ấm cho đến tháng 4, sau đó chúng bắt đầu trở về phía bắc. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-9
Cá mập chanh cũng di cư vào Florida, đi du lịch đường dài xuống bờ biển đến vùng Lovers Lane tụ tập để giao phối. 

10 hanh trinh boi kinh khiep nhat cua ca map-Hinh-10
Cá mập trắng cái có tên “Nicole” xác lập kỷ lục tốc độ và khoảng cách. Con cá mập đã có một chuyến hành trình vượt qua biển Ấn Độ Dương rộng lớn nhanh nhất và quay về với thời gian ngắn kỷ lục đối với các động vật biển. Nicole đã bơi khoảng 20.000 km trong thời gian chưa đến 9 tháng, với tốc độ tối thiểu là 4,7 km/giờ. Di chuyển của Nicole giống như loài cá ngừ đại dương bơi nhanh và là tốc độ nhanh nhất trong loài cá mập bơi đường dài.