Không tưởng cách tin tặc Nga "cuỗm" tài liệu mật của NSA

Theo đó các tin tặc Nga đã sử dụng chính phần mền diệt virus được cài đặt trên máy bay của đối tượng để đánh cắp các thông tin mà họ cần đến. 

Người này tên Nghia Hoang Pho, 67 tuổi, đến từ TP Ellicott, bang Maryland. Ông Nghia là người gốc Việt, đã nhập quốc tịch Mỹ và làm việc như một nhà phát triển phần mềm cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Cáo trạng cho hay ông Nghia làm việc cho đơn vị "Các hoạt động truy cập tùy biến" (TAO), hiện đổi thành "Các hoạt động mạng máy tính" (CNO), của NSA từ năm 2006-2016. Từ năm 2010 đến tháng 3-2015, ông Nghia chuyển các văn bản và tài liệu mật về nhà, lưu trữ trong máy tính riêng dù điều này bị cấm.
Trên máy tính của ông Nghia cài đặt phần mềm diệt virus của Kaspersky Lab - công ty phần mềm hàng đầu của Nga. Các tin tặc làm việc cho tình báo Nga sau đó được tin là khai thác lỗ hổng thông qua phần mềm để đánh cắp dữ liệu, theo báo The New York Times.
Trụ sở Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tại Fort Meade, bang Maryland – Mỹ Ảnh: EPA
Trụ sở Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tại Fort Meade, bang Maryland – Mỹ Ảnh: EPA 
Hồi tháng 10, báo The Wall Street Journal tiết lộ các tin tặc Nga đã đánh cắp tài liệu mật của NSA từ một nhà thầu - được xác định là ông Nghia - khi người này xem chúng trên máy tính ở nhà (có cài đặt phần mềm Kaspersky Anti-Virus). Về vụ này, Kaspersky Lab xác nhận vào năm 2014, phần mềm của hãng phát hiện đoạn mã của NSA và gửi về máy chủ ở Moscow để phân tích.
Sau khi phát hiện đoạn mã này có thể bắt nguồn từ Equation Group (một bộ phận thuộc TAO), nhóm phân tích lập tức báo cho Giám đốc điều hành Eugene Kaspersky - người yêu cầu phá hủy bản sao của đoạn mã. Theo Kaspersky Lab, tin tặc có thể lấy được công cụ của NSA do người dùng nêu trên tắt phần mềm diệt virus.
Bất chấp giải thích của Kaspersky Lab, hồi tháng 9, Bộ An ninh nội địa Mỹ yêu cầu gỡ bỏ phần mềm của hãng này khỏi máy tính của tất cả cơ quan liên bang. Mới đây nhất, chính phủ Anh cũng cảnh báo về phần mềm chống virus của Kaspersky Lab. Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC), Ciaran Martin, nói Nga có ý định "nhắm vào chính phủ và cơ sở hạ tầng quan trọng" của nước này.
Trong khi đó, hành vi của ông Nghia có thể khiến ông lãnh án tù 10 năm. Trong khi các công tố viên đồng ý không kết án quá 8 năm tù giam, luật sư của ông Nghia, Robert C. Bonsib, đang đề nghị giảm nhẹ hình phạt hơn nữa. Ông Nghia là 1 trong 3 nhân viên NSA bị kết tội liên quan đến tài liệu mật trong 2 năm qua.
Ông Harold T. Martin III bị bắt hồi năm ngoái sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tìm thấy khoảng 50 TB dữ liệu và tài liệu có xuất xứ từ NSA và nhiều cơ quan khác trong nhà kho và xe hơi của ông này. Còn bà Reality Winner bị bắt hồi tháng 6 về tội cung cấp tài liệu của NSA cho trang The Intercept. Cả 2 người đang bị giam giữ chờ ra tòa trong khi ông Nghia được tự do chờ đến ngày kết án (dự kiến vào ngày 6-4-2018).

Hé lộ mối “duyên nợ” giữa Tổng thống Trump và Nga

(Kiến Thức) - Có thể nói, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mối "duyên nợ" với nước Nga từ lâu.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga
Ngày 18/6/2013: Ông Donald Trump viết trên Twitter: “Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được phát sóng trực tiếp từ Moscow (Nga) ngày 9/11. Một thỏa thuận lớn sẽ đưa đất nước chúng ta gần nhau hơn”. Ngày 17/10/2013, Trump nói với người dẫn chương trình David Letterman rằng ông đã “nhiều lần làm ăn với người Nga”. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-2
 Một nhân viên FBI từng nói với nhân viên thuộc Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (DNC) rằng cơ quan này có thể đã bị tấn công mạng. Ngày 18/5/2016, James Clapper, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia cho biết có “một số dấu hiệu” về các cuộc tấn công mạng nhằm vào chiến dịch tranh cử của tổng thống. Ngày 14/6/2016, DNC thông báo cơ quan này là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng do tin tặc Nga tiến hành. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-3
Ngày 20/7/2016, Thượng nghị sĩ Jeff Sessions được cho là đã gặp Đại sứ Nga Sergey Kislyak (ảnh) và một nhóm đại sứ khác tại sự kiện của Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-4
 Ngày 22/6/2016, WikiLeaks công bố 20.000 thư điện tử đánh cắp từ DNC, dường như cho thấy ưu thế của của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-5
Ngày 25/7/2016, FBI thông báo đang điều tra vụ tấn công mạng vào DNC. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-6
 Ngày 8/11/2016, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-7
 Ngày 10/11/2016, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Rybakov nói rằng có “mối liên hệ” giữa chính phủ Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên, đội ngũ tranh cử của ông Trump bác bỏ cáo buộc này. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-8
Ngày 18/11/2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm Michael Flynn làm Cố vấn an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Flynn đã từ chức hồi tháng 2/2017. Ông Flynn được cho là đã thảo luận về lệnh trừng phạt chống lại Moscow với Đại sứ Nga tại Mỹ trước khi Donald Trump nắm quyền tổng thống. Ảnh: DW. 

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-9
Ngày 30/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo. Trước đó, ngày 26/1, bà Sally nói rằng ông Flynn đã nói dối về các cuộc gọi của ông với Đại sứ Nga Sergey Kislyak. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-10
 Ngày 2/3/2017: Tổng thống Trump nói rằng ông hoàn toàn tin tưởng Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. Sessions tuyên bố sẽ kháng nghị mọi cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-11
Ngày 20/3/2017, Giám đốc FBI James Comey xác nhận rằng FBI đang điều tra nghi vấn về mối quan hệ giữa Nga và đội ngũ tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-12
Ngày 9/5/2017, Tổng thống Trump sa thải ông Comey với lý do sai sót trong quá trình điều tra bê bối sử dụng email của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-13
 Ngày 17/3/2017, Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã bổ nhiệm cựu Giám đốc FBI Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như “thông đồng” với đội ngũ tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-14
 Tháng 8/2017, FBI tịch thu nhiều tài liệu của Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump. Được biết, Paul đã từ chức vào tháng 8/2016. Ảnh: DW.

He lo moi “duyen no” giua Tong thong Trump va Nga-Hinh-15
 Tháng 9/2017: Tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Donald Trump Jr, con trai của Tổng thống Trump, khẳng định không “thông đồng” với một chính phủ nước ngoài. Trước đó, hồi tháng 6/2016, Donald Trump Jr. cùng em rể, Jared Kushner, và quản lý chiến dịch tranh cử khi đó, Paul Manafort, gặp gỡ luật sư người Nga Natalia Veselnitskaya. Ảnh: DW.

Tổng thống Mỹ nói gì về chuyến thăm Việt Nam khi trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống Mỹ đã có bài phát biểu về kết quả chuyến công du châu Á 12 ngày, trong đó ông nhấn mạnh đến chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. (Nguồn: abc News)
Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu về kết quả chuyến công du châu Á 12 ngày, trong đó ông nhấn mạnh đến các kết quả đạt được sau chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng.