Tổng thống Mỹ nói gì về chuyến thăm Việt Nam khi trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống Mỹ đã có bài phát biểu về kết quả chuyến công du châu Á 12 ngày, trong đó ông nhấn mạnh đến chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. (Nguồn: abc News)
Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu về kết quả chuyến công du châu Á 12 ngày, trong đó ông nhấn mạnh đến các kết quả đạt được sau chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng.
Dưới đây là những gì Tổng thống Mỹ nói về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và chuyến thăm Hà Nội được đăng trên trang web chính thức của Nhà Trắng:
“Đêm qua, tôi trở về từ chuyến công du châu Á lịch sử kéo dài 12 ngày. Chuyến đi qua 5 quốc gia đã cho tôi có cơ hội gặp gỡ với hàng chục nhà lãnh đạo nước ngoài, tham dự ba hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực. Đây cũng là chuyến công du châu Á dài nhất của một tổng thống Mỹ trong ¼ thế kỷ qua.
Mọi nơi tôi đến, các lãnh đạo chủ nhà đã chào đón đoàn đại biểu Hoa Kỳ và cả bản thân tôi với sự nồng ấm, hiếu khách đặc biệt và quan trọng nhất là sự tôn trọng. Và sự tôn trọng tuyệt vời này cho thấy vị thế và sự tự tin của Hoa Kỳ trên trường quốc tế chưa bao giờ mạnh mẽ hơn bây giờ.
Tong thong My noi gi ve chuyen tham Viet Nam khi tro lai Nha Trang?
 Ông Trump phát biểu về kết quả chuyến công du châu Á vừa qua. Nguồn: The Hill
Từ Trung Quốc, tôi bay tới thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, để tham dự cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo APEC, diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tại đây, tôi đã có buổi nói chuyện với các lãnh đạo kinh doanh, và tôi đã nhắc lại với thế giới về vai trò lịch sử của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, như là một lực lượng vì tự do và hòa bình.
Với nền lịch sử đáng tự hào này, tôi đã đề nghị một viễn cảnh các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ mà ở đó các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương tất cả đều có thể thịnh vượng và cùng nhau tăng trưởng. Tôi tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng đàm phán thương mại song phương với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực muốn làm đối tác thương mại công bằng, đôi bên cùng có lợi với Washington.
Chúng ta sẽ làm mọi hành động thương mại cần thiết để đạt được cách đối xử thương mại công bằng và cùng có lợi mà Hoa Kỳ đề xuất với các nước còn lại trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Thông điệp của tôi tại Đà Nẵng đã có tác dụng cộng hưởng. Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC, lần đầu tiên, nhận ra được tầm quan trọng của thương mại công bằng và cùng có lợi, nhận ra được sự cần thiết phải giải quyết những hành động thương mại không công bằng và thừa nhận rằng WTO cần phải cải tổ. Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng mỗi thành viên cần phải làm tốt hơn dựa trên những quy định mà họ đã thống nhất.
Tôi cũng làm rõ rằng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, trong đó mọi quốc gia đều được hưởng sự độc lập và tôn trọng mà họ đáng được hưởng.
Tại Việt Nam, trong chuyến thăm chính thức Hà Nội, tôi đã hội kiến Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng thảo luận về tình hữu nghị ngày càng phát triển giữa hai nước. Các đối tác Việt Nam của chúng ta đang tiến hành các biện pháp mới thúc đẩy lệnh trừng phạt với vấn đề Triều Tiên.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cam kết mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai nước, và chúng tôi cam kết sẽ xóa bỏ những mất cân bằng thương mại. Tôi đặc biệt hài lòng khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại trị giá 12 tỷ USD, trong đó phía Washington chiếm 10 tỷ USD.”
Xuất hiện trên sóng trực tiếp hôm qua (15/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu dài 20 phút, chủ yếu đề cập đến chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày vừa kết thúc hôm 14/11.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng chuyến đi của mình đã kết nối thế giới trong nỗ lực chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên, mở đường cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thêm “tự do và rộng mở”, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ thương mại “có đi có lại” với khu vực vành đai Thái Bình Dương.
Trước đó, Tổng thống Trump trở về Mỹ vào thứ Ba, ngày 14/11 sau chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Toàn cảnh Lễ đón Tổng thống Donald Trump tại sân bay Nội Bài

(Kiến Thức) - Trước khi chuyên cơ của Tổng thống Donald Trump hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, hàng rào an ninh nhiều lớp được thắt chặt, mật vụ Mỹ có mặt ở khắp nơi.

Toan canh Le don Tong thong Donald Trump tai san bay Noi Bai
 Ngay từ sáng sớm, công tác đảm bảo an ninh chuẩn bị đón Tổng thống Donald Trump tại Nội Bài đã được triển khai và càng trở nên chặt chẽ hơn trước giờ chuyên cơ Air Force One hạ cánh. Trong ảnh, chiếc xe của Tổng thống Trump mang biệt danh “The Beast” (Quái thú) đậu sẵn tại Nội Bài từ chiều. 

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe

(Kiến Thức) - Xuất thân từ một nhà cách mạng được hàng triệu người dân châu Phi ngưỡng mộ nhưng sự nghiệp chính trị của Tổng thống Robert Mugabe lại kết thúc đầy tủi nhục.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe gặp người vợ đầu tiên của mình, bà Sally Hayfron, vào năm 1958 khi hai người cùng giảng dạy tại một trường đại học ở Ghana. Hai năm sau, họ tổ chức đám cưới tại thủ đô Harare. Ảnh: Daily Mail.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-2
 Ông Robert, khi đó còn là Thủ tướng Zimbabwe, cùng phu nhân Sally tới thăm Nữ hoàng Elizabeth II tại Cung điện Buckingham (Anh) vào tháng 5/1982. Ảnh: Getty Images.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-3
 Sau khi bà Sally qua đời vào năm 1992, ông Mugabe đã tái hôn với bà Grace Mugabe, người còn được biết đến với biệt danh “Gucci Grace” vì lối sống xa hoa của mình. Ảnh: Daily Mail.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-4
Tổng thống Robert Mugabe và phu nhân Grace trong bữa tiệc sinh nhật của nhà lãnh đạo Zimbabwe tại Masvingo trong năm 2016. Ảnh: AP.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-5
Bức ảnh chụp ông Mugabe đứng cạnh ông Mnangagwe (Phó Tổng thống Zimbabwe bị sa thải ngày 6/11/2017) và Josiah Tongogara, một chỉ huy du kích nhiều năm về trước. Ảnh: Daily Mail.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-6
 Trên cương vị Tổng thống, ông Mugabe đã có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Ảnh: Tổng thống Zimbabwe Mugabe ngồi phía sau Nữ hoàng Elizabeth II trong năm 2008. Ảnh: PA.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-7
 Nhà lãnh đạo Zimbabwe hội đàm với nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung hồi năm 1993. Ảnh: AP.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-8
Tổng thống Mugabe ôm nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Nam Phi Zacob Zuma tại Pretoria ngày 9/5/2009. Ảnh: Getty Images. 

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-9
Tổng thống Mugabe trong cuộc gặp với Thủ tướng Anh Tony Blair năm 1997. Ảnh: PA. 

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-10
 Tổng thống Mugabe đứng cạnh nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher năm 1988. Ảnh: Daily Mail.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-11
 Tổng thống Mugabe trao đổi với Công nương Diana khi Công nương đến thăm Zimbabwe vào năm 1993. Ảnh: Daily Mail.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-12
Ông Robert Mugabe gặp Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Hoàng thân Philip tại Cung điện Backingham trong chuyến thăm nước Anh hồi tháng 5/1994. Ảnh: Getty Images. 

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-13
 Tổng thống Mugabe đứng cạnh Ngoại trưởng Anh David Owen. Ảnh: Daily Mail.

Nhung khoanh khac dang nho trong cuoc doi Tong thong Zimbabwe Robert Mugabe-Hinh-14
 Ông Mugabe phát biểu trong một cuộc họp năm 1979, một năm trước khi ông trở thành Thủ tướng Zimbabwe. Hiện nay, Tổng thống Zimbabwe đang bị “quản thúc tại gia” và đứng trước nguy cơ phải từ chức, kết thúc 37 năm cầm quyền tại quốc gia Châu Phi này. Ảnh: Daily Mail.