Không thể ăn chung mâm, tôi ly dị vợ

Sau nửa năm kết hôn, anh Đ.A và vợ quyết định đường ai nấy đi chỉ vì hai người không thể dung hòa được trong thói quen ăn uống.

Anh Đ.A (Nam Định) chia sẻ, anh và vợ vốn là bạn đại học, thân thiết bình thường. Sau khi tốt nghiệp, làm ở cùng một thành phố lớn, anh chị nảy sinh tình cảm, rồi cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại khi bước ra ngoài xã hội.
Miễn cưỡng kết hôn
Vợ anh Đ.A đến từ Đà Lạt, vùng đất có khí hậu quanh năm ôn hoà dễ chịu, không giống ở Hà Nội, khí hậu chia 4 mùa rõ rệt, có mùa dễ chịu, cũng có mùa thời tiết khắc nghiệt. Khi yêu nhau, anh Đ.A vào Đà Lạt hai lần, rất thích thời tiết và phong cảnh nơi đây. Dù vậy, anh vẫn muốn phát triển sự nghiệp ở Hà Nội.
Sau khi đính hôn, anh Đ.A quyết tâm ở lại Hà Nội làm việc, vợ anh cũng chấp nhận nhưng “bằng mặt không bằng lòng”. Đáng nói, từ lúc đính hôn đến khi sống thử trước hôn nhân, hai người phát sinh nhiều mâu thuẫn.
"Tôi và cô ấy không ăn ý với nhau, rất nhiều chuyện, quan điểm của chúng tôi trái ngược. Khi tâm trạng tôi không được tốt, thể trạng mệt mỏi, tăng cân không kiểm soát, tôi đã trao đổi về chế độ ăn kiêng nhưng vợ không quan tâm, cô ấy mặc kệ, ngó lơ sức khoẻ và cảm xúc của tôi. Tôi từng nghĩ đến chuyện chia tay ngay trước khi kết hôn nhưng sau nhiều năm bên nhau, tình cảm sâu đậm, không thể nói là cắt đứt. Tôi cảm thấy mình là kẻ vô trách nhiệm nếu chia tay, vì vậy, cuối cùng chúng tôi kết hôn trong sự miễn cưỡng của cả hai", anh Đ.A tâm sự.
Khong the an chung mam, toi ly di vo
Ảnh minh hoạ.
Không thể ăn chung
Sau khi kết hôn, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng anh Đ.A không êm ấm, bởi hai người thường xảy ra va chạm dù chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Chẳng hạn, vợ chồng anh nhiều lần cãi vã, tranh luận về việc hôm nay ăn món gì.
Vợ anh Đ.A thích ăn một số món có mắm nêm nhưng anh thì ngược lại. Vợ anh thiếu cơm là không được, ngày nào cũng phải ăn cơm còn anh Đ.A cứ 3 - 4 ngày mà không đổi sang bún, phở thì vô cùng khó chịu. Anh Đ.A thích các món xào hoặc kho nhưng vợ không thích, thường hầm nhừ đồ ăn. Đặc biệt là gia vị chấm, hai người không sao hoà hợp được, anh Đ.A không thể ăn nổi đồ vợ nấu.
Kết quả, cứ vợ nấu là anh Đ.A kiếm cớ bỏ bữa. Ngược lại, anh Đ.A nấu thì vợ anh sẽ mua đồ ăn bên ngoài về hoặc gọi trên mạng, ăn hàng, không ăn chung với chồng. Dù anh Đ.A gợi ý rằng hai vợ chồng nên ăn xen kẽ các món mà cả hai thích nhưng vợ anh không chịu, khăng khăng làm theo ý mình. Hai người tuy là vợ chồng nhưng không ăn cùng mâm, giao tiếp cũng giảm xuống mức tối thiểu.
"Vì không thể ăn cơm cùng nhau, vợ tôi cũng không muốn thỏa hiệp dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ nửa năm sau khi kết hôn, tôi đã chán ngán việc về nhà và nhìn thấy cô ấy. Nhiều lúc, sau khi tan tầm, tôi thà say khướt trong một quán ăn nhỏ với đồng nghiệp, bạn bè hoặc ngồi thẫn thờ một mình trên xe hơi hơn là về nhà và đối diện với người vợ mà tôi cảm thấy như người xa lạ”, anh Đ.A chia sẻ.
“Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm để nói với vợ về việc ly hôn. Vợ tôi ban đầu tức giận nhưng hiện tại chấp nhận đề nghị của tôi. Cô ấy cũng cảm thấy hai người không ăn ý với nhau, không thể thông cảm, thấu hiểu cho nhau thì không thể hạnh phúc, cùng nhau đi đến cuối con đường. Thủ tục ly hôn của chúng tôi đang được tiến hành. Tôi khuyên mọi người, khi mối quan hệ đã không thể cứu vãn nổi thì hãy buông tay, giải thoát cho nhau vẫn tốt hơn là dằn vặt nhau trong đau khổ", anh Đ.A nói tiếp.
>>> Mời độc giả xem thêm video: TP.HCM: Nghĩ vợ ngoại tình, chồng đem xăng đốt xe của “tình địch”

Nguồn video: THĐT

Về nhà người yêu ăn Tết, tôi ấm ức bỏ về sau bữa cơm

Sau lần về quê nhà người yêu ăn Tết, tôi gặp những người vô duyên ở nhà người yêu nên đã ấm ức bỏ về sau bữa cơm gia đình.

Tôi và Tiến yêu nhau đã được gần 1 năm. Chúng tôi làm cùng tòa nhà với nhau. Một lần trên đường đi làm về Tiến bị hỏng xe. Tôi giúp anh gọi cứu trợ thế rồi chúng tôi quen nhau rồi yêu nhau lúc nào không hay.

Nói qua về gia cảnh nhà tôi với Tiến. Nhà tôi, bố mẹ đến TPHCM lập nghiệp khi tôi mới lên 5 tuổi. Mỗi năm tôi thường bay vào trong đó 1-2 lần để thăm bố mẹ. Còn về nhà Tuấn, anh là trai quê lên phố lập nghiệp. Hiện tại người yêu tôi cũng mua được căn chung cư nhỏ phía ngoại thành để sau này lấy vợ thì về ở đó.

Sau bữa cơm ra mắt, cô gái quyết định chia tay vì...

Đôi khi, phụ nữ không cần đao to búa lớn, cái họ cần chính là sự tỏ rõ thái độ của đàn ông. Người đàn ông chứng tỏ được mình có thể bênh vực, bảo vệ người vợ của mình sau này.

Chỉ câu nói của chồng phá nát không khí bữa cơm sum họp gia đình

Tôi vừa lên tiếng cảnh cáo con về thái độ đối với bà nội thì chồng tôi gắt gỏng quát ngược lại vợ. Giận quá, tôi nói luôn một tràng khiến anh nín bặt.

Mẹ chồng tôi vốn chẳng phải là mẹ ruột của chồng. Mẹ ruột anh đã mất từ khi anh còn bé rồi. Nhưng chẳng hiểu sao, mẹ kế hiền từ, bao dung mà chồng tôi vẫn giữ thái độ xa lánh, thậm chí khó chịu với bà. Tôi khuyên anh mãi, anh vẫn không chịu mở lòng với mẹ kế.

Hiện tại, vợ chồng tôi đang ở riêng, thỉnh thoảng mới về nhà bố mẹ chồng. Chồng tôi không muốn về nhà, chỉ khi vào dịp quan trọng, anh mới về. Còn tôi, thương bố mẹ chồng nên thường chở con về chơi, ăn cơm vào ngày chủ nhật. Nói gì thì nói, bà vẫn là người nuôi nấng, chăm sóc chồng tôi trưởng thành.