Không cần uống nước, đây là loài vật có thể sống tốt trên sa mạc

Loài vật bé nhỏ này khiến nhiều người ngạc nhiên vì khả năng sống sót trên sa mạc khắc nghiệt.

Sa mạc Sahara che phủ tới 6% đất trên thế giới. Thế nhưng, nơi rộng lớn và khắc nghiệt này lại là nơi sinh sống của cáo Fennec (cáo sa mạc), loài hoang dã nhỏ nhất thế giới thuộc họ Chó. Đây là loài vật có khả năng sống sót trên sa mạc mà không cần uống nước.

Cáo sa mạc có bộ lông màu cát giúp chúng ít bị chú ý trong quá trình ra khỏi nơi trú ẩn để tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra, loài vật bé nhỏ này còn thường chạy ngoằn ngoèo, nhảy và sử dụng các cồn cát để che giấu vị trí của mình.

Khi màn đêm buông xuống, những bãi cát tỏa nhiệt vào ban ngày giờ lại trở nên lạnh giá. Nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống dưới mức đóng băng. Rõ ràng cái lạnh đột ngột thậm chí còn tồi tệ hơn cả cái nóng. Tuy nhiên, nhờ có lớp lông dày của cáo sa mạc có tác dụng cách nhiệt nên giúp loài vật này lang thang kiếm ăn vào ban đêm.

Khong can uong nuoc, day la loai vat co the song tot tren sa mac

Cáo sa mạc có thể chịu đựng được điều kiện sống khắc nghiệt ở sa mạc. Ảnh: Animalia

Vì sao cáo sa mạc không cần uống nước?

Trên thực tế, cơ thể nhỏ bé của cáo sa mạc không cần nhiều thức ăn. Nhưng vì là loài ăn tạp nên chúng có thể kiếm đủ thứ xung quanh sa mạc để lấp đầy chiếc bụng đói, chẳng hạn như côn trùng, quả mọng, rễ cây, hay thậm chí là các mảnh vụn thức ăn.

Sa mạc vô cùng khắc nghiệt, dù có thức ăn nhưng lại không có nước. Thật may làthận của loài cáo sa mạc lại hoạt động rất hiệu quả.Đây cũng là thành viên duy nhất trong họ Chó không cần uống nước. Thay vào đó, cáo sa mạc có thể lấy tất cả lượng nước cần thiết từ những thức ăn mà chúng kiếm được.

Trong điều kiện nóng như vậy, kích thước nhỏ bé của cáo sa mạc rất hữu ích. Bởi cơ thể nhỏ bé giúp chúng toả nhiệt nhanh hơn cơ thể lớn. Hơn nữa, bộ lông của loài vật này vừa dài, dày, mềm mại với lớp lông tơ bên trong, giúp bảo vệ chúng khỏi nắng nóng vào ban ngày.

Khong can uong nuoc, day la loai vat co the song tot tren sa mac-Hinh-2

Đôi tai khổng lồ không những giúp cáo sa mạc chống nóng mà còn giúp chúng dễ dàng phát hiện ra các con mồi. Ảnh: Misfitanimals

Ngoài ra, để giảm nhiệt nhanh hơn nữa, đôi tai to của chúng hoạt động giống như những chiếc điều hoà không khí tinh vi. Mỗi tai của cáo sa mạc có một mạng lưới mao mạch, nơi chứa đầy máu khi nhiệt độ tăng nhanh.

Không chỉ giúp ích nhiều trong việc chống nóng, đôi tai khổng lồ cũng giúp cáo sa mạc trở thành một "thợ săn" đáng gờm về đêm. Thính giác nhạy bén giúp chúng có thể phát hiện các con mồi như côn trùng và loài bò sát trong bóng tối.

Đặc biệt, cáo sa mạc còn có một cách làm mát khác. Đó là ở trong hang vào ban ngày. Chúng rất thông thạo môi trường của mình. Cụ thể, hơi ẩm thường tập trung dưới chân các đụn cát nên cát ở sa mạc đủ chắc chắn để đào hang. Để tránh sức nóng gay gắt của Mặt Trời ở Sahara, cáo sa mạc sẽ chọn trú ẩn ở trong hang và sẽ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.

Kinh ngạc loạt sự thật bất ngờ ít ai biết về hươu cao cổ

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Bristol cho thấy, loài hươu cao cổ không hề "nhạt nhẽo" như nhiều người lầm tưởng, ngược lại, đời sống của loài vậy này vô cùng phức tạp và thú vị. 

Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co
 Hươu cao cổ thường được các nhà sinh vật học coi là loài động vật đơn giản, hàng ngày chỉ biết thong thả gặm lá cây để nuôi dưỡng cơ thể đồ sộ.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-2
Trong một cuốn sách xuất bản năm 1991, hươu cao cổ được miêu tả là “xa cách về mặt xã hội, không có mối liên kết lâu dài với đồng loại, dù là theo cách bình thường nhất. 
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-3
 Nhưng nghiên cứu mới đây của Đại học Bristol, xuất bản trên tạp chí Mammal Review ngày 03/08 vừa rồi cho biết, loài vật này đã bị hiểu nhầm. Thực tế đây là một loài có đời sống xã hội phong phú và phức tạp.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-4
 Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà sinh vật học đã biết được rằng nhiều loài động vật có vú có tính xã hội khá phức tạp như voi, linh trưởng và động vật giáp xác. 
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-5
 Thật khó hiểu là đến năm 2021 các nhà nghiên cứu mới khám phá ra rằng hươu cao cổ không hề sống cuộc sống đơn giản như mọi người vẫn tưởng.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-6
Trong bài báo cáo dài 404 trang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hươu cao cổ dường như sống theo mô hình xã hội mẫu hệ. Nghiên cứu cho thấy hươu cao cổ cái duy trì mối quan hệ bền chặt với những con cái khác và các con của mình. 
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-7
 Đôi khi một con hươu cao cổ cái được chăm sóc bởi một con cái khác. Hươu cao cổ cái còn tỏ ra đau khổ khi một con trong đàn chết, ngay cả khi đó không phải là con ruột của mình. 
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-8
Còn hươu cao cổ đực chỉ có mối quan hệ hợp tác với hươu cao cổ cái, chứ không đóng vai trò gì trong việc nuôi dạy con cái. 
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-9
 Một phát hiện quan trọng khác đó là hươu cao cổ cũng có “hiệu ứng bà ngoại”. Hiệu ứng này còn xảy ra ở một số loài khác như voi, cá voi sát thủ, và cả con người. Đó là khi một số loài sẽ sống sót và phát triển sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản nhằm hỗ trợ nuôi dạy con cháu.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-10
 Nghiên cứu cho rằng, hươu cao cổ cái dành tới 30% cuộc đời ở trạng thái "sau sinh sản". Trong đó với loài voi, tỷ lệ này là  23% và với cá voi sát thủ là 35%.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-11
Có khả năng “bà ngoại” hươu cao cổ đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các thành viên. Bà có thể là kho kiến thức, hoặc tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em. 
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-12
 Tuy nhiên, đội nghiên cứu cũng thận trọng nói rằng, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu vai trò của hươu cao cổ cái già, có thể sống gần ba thập kỷ, đóng vai trò gì trong xã hội hươu cao cổ và những lợi ích mà nó mang lại cho sự tồn tại của thế hệ con cái.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-13
 Hiểu biết về loài vật này vẫn còn quá ít ỏi. Các nhà khoa học đang tìm hiểu về nhiều vấn đề khác như cách hươu cao cổ giao tiếp, hươu cao cổ đực có thường sống quá tuổi sinh sản không, và lý do loài này sống theo bầy đàn.
Kinh ngac loat su that bat ngo it ai biet ve huou cao co-Hinh-14
  Việc hiểu hơn về hành vi của hươu cao cổ có thể giúp ích cho các nhà khoa học trong việc đảm bảo sự sống sót của loài này. Số lượng hươu cao cổ đã giảm 40% kể từ năm 1985 và được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách nhóm loài dễ bị tổn thương.

Giếng cổ phát ra tiếng động lạ, bất ngờ phụt lên nước đen kịt

Giếng cổ với tiếng "rồng gầm" ngày đêm và mùi máu tanh xộc lên trong lòng giếng đã khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Cho đến nay, người ta vẫn kể lại rằng họ nghe thấy những âm thanh kỳ lạ từ chiếc giếng cổ này.

Gieng co phat ra tieng dong la, bat ngo phut len nuoc den kit
Với sự phát triển của thời đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các gia đình hiện nay đều có nước máy, chỉ cần mở vòi là có thể sử dụng nước bất cứ lúc nào. Nhưng đối với người xưa, giếng là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.