Khoảnh khắc gây sốc 2.500 hải cẩu chết dạt vào bờ biển

Video ghi lại khung cảnh xác của khoảng 2.500 hải cẩu dạt vào bờ biển Caspian, Nga gây xôn xao mạng xã hội.

Hải cẩu Caspi là loài động vật có vú sinh sống ở vùng biển Caspi, xếp vào danh sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN kể từ năm 2008.
Khoanh khac gay soc 2.500 hai cau chet dat vao bo bien
 
Bộ tài nguyên Dagestan cho biết những con hải cẩu chết vì các yếu tố tự nhiên, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng số lượng hải cẩu chết có thể còn cao hơn nhiều.
Đánh giá dựa trên vẻ ngoài của những cái xác dạt bờ, hải cẩu đã chết khoảng 2 tuần. Các thanh tra vẫn đang tuần tra dọc bờ biển để tìm kiếm thêm những con hải cẩu chết. Trong khi đó, các chuyên gia từ trung tâm môi trường Caspian đang phân tích mẫu từ những xác hải cẩu để tìm kiếm nguyên nhân cái chết.
Cơ quan bảo tồn hải cẩu Caspian cho biết cái chết hàng loạt xảy ra sau khi người dân địa phương phát hiện xác của hơn 140 con hải cẩu Caspian trên bãi biển Kazakh, Caspian vào đầu năm nay.
Zaur Gapizov, người đứng đầu Trung tâm môi trường Caspian, cho biết những con hải cẩu này đã chết vài tuần trước, không có dấu hiệu cho thấy chúng bị giết hay mắc vào lưới đánh cá.
Các chuyên gia kiểm tra đường bờ biển và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng không phát hiện ngay bất kỳ chất gây ô nhiễm nào. 
Biển Caspi là vùng biển nội hải lớn nhất thế giới, có 5 nước bao quanh là Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Iran và Turkmenistan. Hải cẩu và động vật đặc hữu như cá tầm beluga, biển Caspi còn có trữ lượng tài nguyên khổng lồ.
Theo IUCN, quần thể hải cẩu Caspian đã bị săn bắt quá mức, suy thoái môi trường sống và biến đổi khí hậu. Sau vụ việc này, Bộ tài nguyên Dagestan cho biết tổng số lượng hải cẩu Caspi trong khu vực vẫn ổn định, dao động từ 270.000 đến 300.000 con.
Hải cẩu Caspi chủ yếu ăn cá, thường đạt chiều dài hơn 1,6 mét, nặng tới 100 kg, thường không có kẻ thù tự nhiên khi trưởng thành.
Cái chết hàng loạt của hải cẩu không rõ nguyên nhân đã từng xảy ra trước đây. Đã xảy ra ít nhất 3 vụ việc tương tự trong năm nay tại quốc gia có đường bờ biển Caspi dài là Kazakhstan.

Cá voi sát thủ "siêu thông minh", đoạt mạng hải cẩu trong thế khó

Dù chú hải cẩu đã ẩn nấp rất kỹ trên tảng băng lớn, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giúp nó thoát khỏi vòng vây của bầy cá voi sát thủ.

 

Cá voi sát thủ chịu thua trước “thần hộ mệnh” to lớn của đại dương

Cá voi lưng gù bảo vệ hải cẩu, cá mặt trăng và nhiều loài khác khỏi sự tấn công của cá voi sát thủ.

Vào tháng 5/2012, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một bầy cá voi sát thủ tấn công một con cá voi xám và con của nó ở Vịnh Monterey, California (Mỹ). Sau một hồi vật lộn, con cá voi con đã không qua khỏi. Tuy nhiên, điều xảy ra tiếp theo mới làm họ thấy hết sức bất ngờ.

2 con cá voi lưng gù đã có mặt tại "hiện trường" khi cá voi sát thủ (orca) tấn công mẹ con cá voi xám. Nhưng sau khi con con bị hại, khoảng 14 con cá voi lưng gù khác xuất hiện - dường như để "chi viện" và ngăn các "hung thần đại dương" ăn con cá voi non.