Xuất gia là hiến tặng tất cả cho đời

Người xuất gia tu tập để lợi đạo, ích đời nên tuyệt nhiên không hề vị kỷ.

HỎI: Từ khi còn học cấp 2, tôi đã nuôi trong mình ý nguyện xuất gia. Tôi dự định sau này học xong đại học, đi làm vài năm để báo hiếu. Nhưng càng ngày, ý nguyện xuất gia càng cháy bỏng trong tôi. Giờ đây, bước vào tuổi trưởng thành, tôi đã suy nghĩ kỹ và quyết định xuất gia. Tôi muốn ngay sau khi thi tốt nghiệp trung học thì sẽ xuất gia. Ba mẹ tôi là những người có biết ít nhiều về Phật pháp, và tại thời điểm này, mẹ là người đã ủng hộ tôi. Còn ba, biết rằng ba luôn thương yêu con cái nên tôi sợ rằng đó sẽ là một “vướng mắc”, chưa biết ba có đồng ý cho tôi xuất gia không. Dù đã quyết định xuất gia tu học nhưng tôi vẫn còn nhiều bối rối. Tôi không biết quyết định của mình có đúng đắn không khi từ bỏ việc thi và học đại học? Tôi cũng chưa rõ quyết định xuất gia của mình không ở nhà báo hiếu cho cha mẹ thì có ích kỷ không? Tôi thực sự mong muốn được nghe những lời sẻ chia từ quý Báo.
(HOÀNG HƯƠNG, huonghoang2805@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Hoàng Hương thân mến!
Bạn có rất nhiều căn duyên và đã quyết định dấn thân xuất gia tu học, vậy thì hãy nhanh chóng mà tiến hành. Bạn chọn thời điểm xuất gia ngay sau khi tốt nghiệp trung học, thiết nghĩ cũng rất phù hợp.
Hiện tại, bạn có lợi thế là mẹ đã đồng ý cho bạn xuất gia. Còn vấn đề xin phép ba, bạn hãy chọn một thời điểm thích hợp để tỏ bày. Ba bạn có hiểu biết về Phật pháp, nếu khéo léo nhờ mẹ trợ duyên, tác động thêm thì có thể bạn sẽ sớm được như nguyện.
Về việc thi và học đại học, bạn đừng băn khoăn nhiều! Sau khi vào chùa tu tập, với người đã có tú tài rồi thì thời gian đầu phải lo học kinh kệ và những oai nghi của người xuất gia. Thường thì khoảng hai năm sau (cũng có thể sớm hơn), bạn sẽ được bổn sư cho đi học lớp sơ-trung cấp Phật học. Tốt nghiệp sơ-trung cấp Phật học rồi sẽ thi vào đại học Phật giáo hay các đại học bên ngoài. Sau đó, người xuất gia nếu đủ khả năng thì có thể học tiếp các chương trình sau đại học ở trong hoặc ngoài nước.
Người xuất gia từ bỏ cha mẹ và quyến thuộc dấn thân tu tập để hoàn thiện tự thân nhằm lợi đạo, ích đời nên tuyệt nhiên không hề vị kỷ. Tuy không trực tiếp báo hiếu cho ba mẹ nhưng người xuất gia có cách báo hiếu riêng, đó là nhờ công đức tu hành vị tha, giải thoát của mình mà cha mẹ cùng lục thân quyến thuộc hiện còn hay đã mất đều được lợi lạc.
Chúc bạn tinh tấn!

Xuất gia & hiếu hạnh

Người xuất gia có thể xin phép đại chúng, thỉnh cha mẹ lên chùa phụng dưỡng.

HỎI: Tôi năm nay 23 tuổi, có tâm nguyện đi tu từ lâu. Nhà tôi có hai anh em, nhưng anh trai đã mất, con cái trong nhà hiện chỉ còn duy nhất một mình tôi. Nếu tôi xuất gia thì mọi người, bà con nội ngoại sẽ nói tôi bất hiếu, không chăm sóc cha mẹ, không có ai thờ cúng tổ tiên.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong khi dòng họ tôi lại có rất ít người tin vào Phật pháp, thậm chí không cho tôi ăn chay. Mọi người muốn tôi lấy chồng, mà thực sự, tôi không hề nghĩ đến chuyện sẽ lấy chồng. Khi tôi nói muốn đi tu, mẹ tôi không phản đối mà bảo tôi nên suy nghĩ kỹ và đưa ra quyết định sớm. Còn họ hàng thì không muốn tôi ra chùa quá nhiều, các bác không muốn tôi đi tu. Tôi nghĩ nếu tôi đi tu thì chắc anh em họ của tôi sẽ giận và không có thiện cảm với Phật pháp. Nhưng thực tâm tôi muốn đi tu, không muốn lấy chồng, không muốn sát sinh trong tiệc tùng, giỗ chạp trong việc thờ cúng tổ tiên sau này. Mong quý Báo cho tôi những lời khuyên.

Chùa Ba Vàng và góc nhìn từ độ cao 150m

Nhóm phật tử Truyền hình An Viên - AVG đã quay phim - chụp ảnh thử nghiệm chùa Ba Vàng từ độ cao 80 - 150m.

Được sự đồng ý của ĐĐ.Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng, Tp.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nhóm phật tử AVG đã quay phim - chụp ảnh toàn cảnh chùa Ba Vàng.
Được sự đồng ý của ĐĐ.Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng, Tp.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nhóm phật tử AVG đã quay phim - chụp ảnh toàn cảnh chùa Ba Vàng.
Chùa Một Cột.
  Chùa Một Cột.
Hồ Bán nguyệt.
Hồ Bán nguyệt. 
Đứng dưới chân tượng Quan Âm có thể nhìn bao quát toàn Tp.Uông Bí
Đứng dưới chân tượng Quan Âm có thể nhìn bao quát toàn Tp.Uông Bí 
Tượng Phật Quan Âm.
 Tượng Phật Quan Âm.

Phóng sinh không đúng cách chẳng khác gì sát sinh

Vào những ngày đại lễ Phật giáo, những người đệ tử Phật thường làm nhiều việc phước thiện để tu nhân tích đức và bày tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc đến Đức Phật, đến những lời dạy cao quý của Ngài.

Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi, thương yêu muôn loài theo tinh thần từ bi mà Đức Phật đã dạy. Vì thế, trong ngày Phật đản, rất nhiều loài sinh vật được những người Phật tử phóng sanh vào môi trường tự nhiên, trong đó nhiều nhất là phóng sanh cá.