Khi nào Bộ Y tế mới có hướng dẫn tiêu chuẩn sữa học đường quốc gia?

(Kiến Thức) - Sau 3 năm từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường, và giao Bộ Y tế xây dựng các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình, đến nay các tiêu chuẩn cụ thể vẫn đang chờ ban hành…

Luẩn quẩn 3 năm vẫn chưa ra quy chuẩn, chờ đến bao giờ???
Ngày 08/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 (“Quyết định 1340”). Trong đó quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế là “Xây dựng và ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, định mức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.”
Căn cứ theo Quyết định 1340/QĐ-TTg , ngày 28/9/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5450/QĐ-BYT về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Theo đó, Bộ Y tế giao “Viện Dinh Dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ Việt Nam và quy định của quốc tế, đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho Chương trình sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học, để đáp ứng được Mục tiêu và Chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường đến năm 2020. Báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 năm 2017.”
Khi nao Bo Y te moi co huong dan tieu chuan sua hoc duong quoc gia?
Ảnh minh họa  
Mãi đến ngày 06/7/2017, Viện dinh dưỡng Quốc gia mới có Công văn 351/VDD-DHĐ&NN gửi Cục An toàn thực phẩm kèm theo báo cáo kỹ thuật đề nghị tăng cường ít nhất 05 vi chất bắt buộc và 16 vi chất không bắt buộc vào Sữa học đường.
Gần 1 năm sau, tháng 4/2018, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đăng tải công khai trên website của Cục về Dự thảo của Thông tư Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Tiếp theo đó, ngày 26/11/2018, Bộ Y tế ban hành Quyết định 7091/QĐ-BYT về Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định 1340/QĐ-TTg. Trong đó, giao cho Cục An toàn Thực phẩm phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em xây dựng và ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường. Đồng thời giao Viện Dinh Dưỡng xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi và hàm lượng vi chất bổ sung trong sản phẩm của Chương trình nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường…
Đến cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin tức về sữa học đường, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa ban hành hướng dẫn triển khai chương trình và chưa có các quy định chính thức về tiêu chuẩn sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1340.
Trong suốt 3 năm qua, đã có nhiều hội thảo góp ý về quy chuẩn đối với sữa tươi tham gia Chương trình Sữa học đường. Mới nhất là vào giữa tháng 6/ 2019, Bộ Y tế chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo quy định này. Sau đó, Bộ này tiếp tục ban hành Dự thảo 9/7 Thông tư quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 và đề nghị các doanh nghiệp liên quan góp ý trước ngày 12/7.
Thế nhưng giờ đã hết tuần đầu tháng 8, hơn 3 năm tính từ thời điểm Thủ tướng phê duyệt chương trình sữa học đường, trải nhiều cuộc họp nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin Dự thảo 9/7 này khi nào sẽ được ký ban hành.
Chậm trễ gây lãng phí lớn
Vào thời điểm năm học mới đang tới, nhiều tỉnh thành đang chuẩn bị đấu thầu sữa học đường nhưng không biết xây dựng tiêu chuẩn sữa như thế nào và phải gửi văn bản hỏi khắp nơi như: Viện Dinh dưỡng, Cục An toàn thực phẩm...
Không chỉ các địa phương, các doanh nghiệp, trường học muốn tham gia đều phải tham khảo hàng loạt văn bản, công văn nhưng vẫn không biết xây dựng tiêu chuẩn sữa căn cứ theo quy định nào? Điều này làm mất nhiều thời gian lẫn chi phí của các doanh nghiệp lẫn các tỉnh thành và trường học.
Thông tin trên tờ Kinh tế Đô thị, TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định Chương trình sữa học đường là một chủ trương đúng để góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em. Việc thực hiện đấu thầu là hình thức cạnh tranh để tìm ra nhà cung cấp sản phẩm sữa hiệu quả nhất cho các trường học. Do đó, nếu không đưa ra tiêu chí cụ thể thì làm sao có sự cạnh tranh để tổ chức đấu thầu? Điều này cũng khiến cho việc tổ chức đấu thầu không được công khai, minh bạch khiến các đơn vị tham gia cũng như người dân có quyền đặt dấu hỏi nghi ngờ.
"Đây không phải là một chương trình quá bí mật hay là xây dựng một đề án quá khó mà kéo dài hơn 3 năm. Càng chậm trễ càng gây tốn kém cho cả doanh nghiệp và xã hội, gây mất niềm tin của người dân. Trong bối cảnh chính phủ đang tạo thuận lợi kinh doanh thì thủ tục, thời gian cho một vấn đề quan trọng của đất nước thế này là quá chậm chạp, gây phiền hà. Cần quy trách nhiệm rõ ràng của các đơn vị liên quan khi đã được phân công cụ thể", TS Ngô Trí Long nói.
Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico, nhấn mạnh việc chậm trễ của Bộ Y tế cho thấy sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành. Nhất là khi các quy chuẩn về sữa không phải quá khó bởi đây là sản phẩm phổ thông đã được lưu hành rất lâu. Thậm chí trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế có thể ban hành quy định áp dụng hằng năm và sau đó có thể bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế hoặc theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ.

Kinh dị cô gái uống nước tiểu và bôi lên mặt để làm đẹp

(Kiến Thức) - Ruby Karyo, 30 tuổi ở Mỹ, thường tiểu vào chai phun sương rồi xịt lên tay và bôi nước tiểu lên mặt. Cô cũng uống 150 ml nước tiểu hai ngày trong tuần vì tin sẽ trẻ ra nếu dùng đều đặn.

Ruby Karyo bắt đầu uống và bôi nước tiểu lên mặt mình từ năm 19 tuổi. Ruby cho rằng, nước tiểu có thể cải thiện làn da, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa mụn nhọt, giảm lượng đường và cholesterol trong máu.
Nữ nhân viên bán hàng thậm chí còn thuyết phục bạn trai 56 tuổi uống nước tiểu của ông ta để trị bệnh hói đầu. "Phương pháp trị liệu bằng nước tiểu" khiến Ruby không ít lần bị người khác chế giễu, tuy vậy, cô vẫn kiên quyết theo đuổi nó.

Sữa học đường Hà Nội: Quyết liệt làm tốt từ những ngày đầu tiên triển khai

(Kiến Thức) - Hà Nội là địa phương có đông học sinh nhất cả nước, do vậy việc triển khai Chương trình sữa học đường cũng đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư rất lớn về công sức và ngân sách của thành phố. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của UBND Thành phố Hà Nội, đề án Sữa học đường Hà Nội đã được thực hiện quyết liệt,bài bản, chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định ngay từ những ngày đầu

Không để phụ huynh hoang mang bởi thiếu thông tin

Những món quà vặt dân dã gợi nhớ mùa thu Hà Nội

(Kiến Thức) - Khi trời sắp vào thu, không còn cái oi ả nóng nực của ngày hè, tiết trời cũng dịu mát hơn. Mùa thu Hà Nội còn gợi nhớ cho người ta qua những món quà vặt dân dã như cốm, sấu chín, bánh trung thu...

Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi

Cốm là một đặc sản hấp dẫn mà chỉ mùa thu Hà Nội mới có. Từ hạt cốm xanh thơm dẻo, người ta có thể chế biến thành các món ăn ngon như cốm xào, chè cốm, chả cốm, xôi cốm, bánh cốm…

Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-2
Không phải để ăn no, cốm được người Hà Nội sử dụng như một món quà vặt giản dị. Thức quà đượm chất đồng quê luôn làm nhức nhối nỗi lòng người con xa Hà Nội.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-3
Sấu chín là thứ quà vặt dân dã kích thích vị giác của các chị em mỗi độ thu về. Chẳng cần chế biến cầu kỳ, người ta chỉ cạo lớp vỏ ngoài rồi ăn sấu chín kèm muối ớt. Cầu kỳ hơn thì khía từng trái theo đường xoắn ốc rồi dầm với đường, muối ớt cho nhanh ngấm.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-4
Quả sấu chín vàng đã không còn vị chua gắt như những quả sấu còn xanh mà thay vào đó là một vị chua dịu.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-5
Hồng đỏ dường như là một món quà đặc biệt mà thiên nhiên dành tặng riêng cho mùa thu Hà Nội. Những trái hồng đỏ mang một vị ngọt dịu mát như chứa cả mùa thu trong đó. Có thể nói, hồng đỏ là một trong những món quà không thể thiếu trong mâm quả trông trăng mỗi dịp trung thu.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-6
Khi kết hợp hồng đỏ cùng với cốm xanh càng tạo ra một món ăn chơi nhưng tinh tế mang nét đặc trưng riêng của người Hà Nội.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-7
Bánh trôi tàu là một trong những món ăn Hà Thành rất hợp tiết thu, ngày nay được biến tấu với nhiều hương vị hơn. Ngoài nguyên liệu cơ bản là gạo nếp, đậu xanh, dừa, vừng... còn có nhân khoai môn, đậu đỏ...
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-8
Bánh trôi tàu dao động 10.000-15.000 đồng một bát. Bạn có thể ghé Hàng Giầy, Hàng Cân, Quán Thánh, chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Thành Công... để thử món này.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-9
Ốc luộc: Là món ăn dân dã và có cách chế biến đơn giản, ốc luộc trở thành món quà vặt được hầu hết người Hà Nội ưa thích khi tiết trời vào thu. Ốc luộc cùng sả tạo mùi thơm hấp dẫn. Nước chấm ốc là nước mắm chua ngọt, gồm đường, chanh, tỏi, ớt, gừng, sả, rau mùi. 
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-10
Vào những buổi tối muộn, trên hầu khắp các phố đều xuất hiện quán ốc. Quán nào cũng tấp nập các bạn trẻ tụ tập và thưởng thức. Lương Định Của, Đinh Liệt, Chùa Láng, Hàng Đậu, là những phố có nhiều quán ốc ngon được các bạn trẻ ưa thích.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-11
Mỗi độ thu về, người Hà thành lại cùng nhau đặt mua bánh trung thu truyền thống về thưởng thức. Bánh được làm theo cách cũ với công đoạn ủ vỏ bánh, làm nhân bánh cùng các nguyên liệu truyền thông.
Nhung mon qua vat dan da goi nho mua thu Ha Noi-Hinh-12
Hương vị bánh trung thu truyền thống Hà Nội đậm đà, khó quên khiến nó không bị trộn lẫn với hàng chục loại bánh trung thu hiện đại khác. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.