Khám phá "sốc" khi con người ghi lại và giải mã giấc mơ

Nếu bạn có thể nhìn vào giấc mơ của người khác, bạn sẽ thấy gì? Liệu có phải sẽ là những cảnh tượng và môi trường rõ ràng hay chỉ là những màu sắc và âm thanh hỗn độn?

Ý tưởng nghe có vẻ bất khả thi nhưng các nhà khoa học khiến mọi người kinh ngạc khi biến điều đó thành hiện thực. Họ đang tiến tới việc ghi lại giấc mơ và khi đó mọi người có thể biết được giấc mơ của nhau. Vậy, làm thế nào họ nắm bắt được suy nghĩ vô thức?
Năm 2017, nhà nghiên cứu Daniel Oldis khám phá ra phương thức để chuyển đổi giấc mơ thành thông tin kỹ thuật số. Trong khi nhóm của anh ấy rất hào hứng về việc tìm hiểu bản chất của những giấc mơ nhưng những người khác lo lắng về ý nghĩa của những giấc mơ khi chuyển đổi số.
Con người thường mất khoảng hai giờ mỗi đêm để mơ, trải dài giữa năm hoặc sáu giấc mơ; nhưng chúng ta quên mất 95% những giấc mơ đó trong vài giây sau khi thức dậy.
Kham pha
Kết quả là, mỗi buổi sáng, chúng ta lại cố gắng ghép những câu chuyện kỳ quái lại với nhau, cố gắng hiểu ý nghĩa của chúng. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những bí ẩn về lý do tại sao con người thường mơ.
Theo tờ Insh, các nhà tâm thần học Đại học Harvard J. Allan Hobson và Robert McCarley bày tỏ quan điểm giấc mơ chính là nỗ lực của bộ não con người để hiểu hoạt động thần kinh diễn ra như thế nào trong giấc ngủ.
Theo Daniel Oldis, cách tốt nhất để ghi lại và quan sát giấc mơ là gắn các điện cực vào tay, chân, cằm của con người khi ngủ. Khi con người chìm vào giấc ngủ sâu nhất, bộ não sẽ phát ra các xung thần kinh.
Chúng phản ánh các chuyển động cơ thể trong giấc mơ. Sau đó, các điện cực đo lại, thu thập thông tin và liên kết nó với hình ảnh bắt chước các chuyển động của đối tượng buồn ngủ.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng sáu điện cực trên miệng và cổ họng của một đối tượng để có thể giải mã lời nói. Oldis đã cố gắng ghi lại lời nói, chuyển động cơ thể và hình ảnh trong giấc mơ bằng cách chạm vào hệ thống thị giác của não.
Ông tin rằng trong 10 đến 20 năm nữa, mọi người có thể sử dụng công nghệ này để truyền tải nội dung những giấc mơ của họ tới máy tính hoặc điện thoại thông minh rồi phát lại vào buổi sáng.
Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người lo ngại là nếu ai đó tìm cách hack các thông số kỹ thuật đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Họ có thể sẽ nắm giữ một số thông tin bí mật bạn không muốn tiết lộ. Từ đó, họ sẽ lợi dụng, đe dọa bạn hoặc có thể tống tiền bạn.
Vì vậy, có lẽ nơi lưu giữ giấc mơ tốt nhất của mỗi người vẫn là đầu. Có lẽ chúng ta nên tìm ra cách kiểm soát giấc mơ thay vì ghi lại và giải mã chúng.

Khám phá "ngư phẩm" cá sòng gió, có khắp biển VN

(Kiến Thức) - Cá sòng gió hay còn gọi là cá sòng, là ngư phẩm quan trọng khắp vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Loài cá này có số lượng nhiều và phân bố khắp vùng biển Việt Nam nên cũng có giá trị kinh tế lớn.
 

Kham pha
 Cá sòng gió có tên khoa học là Megalaspis cordyla. Đây là một loài cá biển tương đối lớn nằm trong họ Cá khế (Carangidae). Ảnh: wikipedia.
Kham pha
 Cá sòng gió khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và là một ngư phẩm quan trọng của khu vực này. Ảnh: tomcuacaghe.
Kham pha
 Ở Việt Nam, cá sòng gió phân bố nhiều ở Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ảnh: daotaobeptruong.
Kham pha
 Cá sòng gió sống theo đàn, thường cư ngụ lớp nước mặt tại cả vùng ven bờ và xa khơi. Ảnh: monngon.
Kham pha
 Thức ăn của cá sòng gió chủ yếu là cá biển nhỏ và giáp xác. Ảnh: cooky.
Kham pha
 Cá sòng gió có kích thước thường gặp từ 94mm – 148mm, toàn thân, phần trên nắp mang và má phủ vảy tròn nhỏ, vây lưng và vây hậu môn có hình nón. Ảnh: tomcuacaghe.
Kham pha
 Lườn cá sòng gió màu xanh xám, phần bụng màu trắng, góc trên nắp mang có một vết đen tròn. Ảnh: nehappy.

Mời quý vị xem video: Cách chọn cá biển an toàn

Khám phá mặt trăng núi lửa hủy diệt khó thể có sự sống

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học nghĩ rằng họ đã khám phá ra một thế giới nóng. Mặt trăng hủy diệt này có tên khoa học là WASP-49, quay quanh một ngôi sao chủ nằm cách Trái đất 550 năm ánh sáng, có trong chòm sao Lepus.

Các nhà khoa học có thể đã tìm thấy một thế giới núi lửa đang nằm bên bờ vực hủy diệt, nơi mà cơ hội tìm thấy sự sống là rất khó xảy ra.

Một nhà khoa học đã so sánh mặt trăng này với một thế giới hư cấu, đầy nham thạch đến từ bộ phim khoa học viễn tưởng "Chiến tranh giữa các vì sao".

Ông lão mất tích và sự thật làm ai cũng cảm động

(Kiến Thức) - Vợ ông Ngô cho biết, chồng bà tuy già cả nhưng vẫn yêu vợ như ngày nào. Biết vợ thích ăn cơm vịt, mới một mình đi xe máy để mua. Không ngờ đi một mạch hơn 6 tiếng không về, mất tích khiến bà vô cùng lo lắng.

Theo thông tin đăng tải, sự việc mất tích hy hữu xảy ra ở Tân Hưng, Cao Hùng, Đài Bắc.
Ngày hôm đó, vào khoảng hừng đông, cảnh sát phân cục Tân Hưng không khỏi ngạc nhiên khi thấy một ông lão khoảng 80 tuổi đi vào đồn.