Khám phá DNA gấu trúc khổng lồ cổ xưa

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch gấu trúc khổng lồ sống cách đây khoảng 22.000 năm. Trước khi khai quật, ráp nối và phân tích DNA ty thể, các nhà sinh vật học hoàn toàn không hề biết gì nhiều về sự tồn tại của loài này.

Hóa thạch gấu trúc khổng lồ trên được tìm thấy tại hang động Cizhutuo thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), nơi vốn không có gấu trúc sinh sống – theo bài báo công bố trên Current Biology hôm 18/06 của nhóm nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Một mảnh hóa thạch gấu trúc khổng lồ cổ xưa được tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh: Yingqi Zhang and Yong Xu
 Một mảnh hóa thạch gấu trúc khổng lồ cổ xưa được tìm thấy ở Trung Quốc. Ảnh: Yingqi Zhang and Yong Xu
Phát hiện trên quả thực là một điều bất ngờ thú vị, bởi trước đó giới khoa học đã không có nhiều nhận thức về lịch sử của gần 2.500 cá thể gấu trúc khổng lồ còn tồn tại trên thế giới. Theo lý giải thì khoảng 20 triệu năm trước, quần thể gấu trúc khổng lồ hiện đại đã bị tách biệt khỏi tất cả các loài gấu khác, khiến cho giới khoa học đã không thể biết nhiều về dòng dõi của chúng.
Kết quả phân tích cho thấy hóa thạch này là của một sinh vật – thuộc về loài bị tách biệt khỏi gấu trúc hiện đại chỉ khoảng 183.000 năm trước, gần hơn nhiều so với cột mốc 20 triệu năm. Trước khi xác định được khoảng thời gian đó (và thực tế là trước khi có thể chắc chắn hóa thạch đến từ một loài riêng biệt), các nhà khoa học đã tập hợp những mảnh DNA ty thể còn sót lại sau hàng thiên niên kỷ trong một hang động cận nhiệt đới (DNA ty thể khác với DNA được tìm thấy trong nhân tế bào, song cũng có thể cung cấp thông tin tương tự về tổ tiên của một loài sinh vật).
Cụ thể, nhóm nghiên cứu cứu đã tiến hành ráp nối 148.329 mảnh DNA lại với nhau như những miếng ghép trò chơi câu đố, đồng thời sử dụng DNA ty thể của gấu trúc khổng lồ hiện đại như một chỉ dẫn. Kết quả cho thấy, tất cả các mảnh DNA đều đến từ cùng một cá thể, và nhóm nghiên cứu đã có thể sử dụng chúng để phân tích từ loại (parse) nhằm xác định tổ tiên của con vật.
DNA cũng có thể có đến hàng chục đột biến dẫn đến sự thay đổi cách thức sinh trưởng của động vật, các nhà khoa học cho biết. Đồng thời, họ cũng chỉ ra rằng những đột biến này là để thích nghi với điều kiện khí hậu cận nhiệt đới mát mẻ trong kỷ Băng hà 22.000 năm trước.

Tôm hùm màu kẹo dẻo siêu hiếm xuất hiện gây xôn xao

(Kiến Thức) - Dù là con người hay động vật, khi sở hữu màu da khác thường, chắc chắn điều đó sẽ thu hút chú ý đặc biệt. Một ví dụ điển hình đó là trường hợp của một con tôm hùm kỳ lạ xuất hiện ở vùng biển Canada.

Không giống như đồng loại của mình, có màu xanh đậm hoặc xanh nâu, con tôm hùm kỳ lạ này có màu xanh và hồng pha lẫn, hệt như màu của những viên kẹo dẻo marshmallow tuyệt đẹp.
Con tôm hùm có màu kẹo dẻo marshmallow nổi bật này bị bắt ở ngoài khơi bờ biển thuộc đảo Grand Manan, Canada bởi ngư dân có tên Robinson Russell.

Chuyện lạ hôm nay: Nghĩ sắp chết, cô gái làm điều đáng sợ với cha mẹ

(Kiến Thức) - Nghĩ rằng mình gặp bệnh sắp chết, không thể qua khỏi, cô gái trẻ lạnh lùng giết cha mẹ mình lần lượt, rồi vào phòng đóng cửa tự tử. Đến khi được phát hiện, tất cả đã quá muộn. 

Sự việc con gái giết cha mẹ kinh hoàng xảy ra tại quận Đồn Môn, Hồng Kông. Cô gái trẻ họ Bành, 23 tuổi, do mắc bệnh chàm ngứa đã lâu, chữa trị nhiều lần không khỏi, tâm lý trở nên bất thường, có dấu hiệu hoang tưởng.