Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức

Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng phu nhân đã chào đón lãnh đạo cùng phu nhân các nước còn lại trong Nhóm G7 (ngoài Đức còn có Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Canada và Mỹ) cũng như Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel theo nghi thức lễ tân, sau đó 9 nhà lãnh đạo đã vào bàn hội đàm kín.
Khai mac Hoi nghi thuong dinh G7 tai Duc
Cảnh sát được triển khai nhằm đảm bảo an ninh trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 tại lâu đài Elmau, thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức, ngày 24/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ đề chính trong ngày đầu tiên của hội nghị G7 là tình hình kinh tế thế giới, trong đó các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận nhằm tìm kiếm cách thức phản ứng chung đối với vấn đề lạm phát và mối đe doạ suy thoái.
Về vấn đề bảo vệ khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ thảo luận về đề xuất hình thành một câu lạc bộ khí hậu cho tất cả những quốc gia đặt mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Ngoài ra, theo chương trình cập nhật, các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ thảo luận việc tăng cường đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư.
Chủ đề lớn cuối ngày họp đầu tiên sẽ là chính sách đối ngoại và an ninh, trong đó các lãnh đạo G7 sẽ thảo luận cách thức điều phối các vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại và an ninh, cũng như gia tăng sức ép với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
Dư luận đánh giá cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ là một trong những chủ đề nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 48 này. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng, nguy cơ xảy ra nạn đói ở các khu vực, đặc biệt tại Đông Phi, cũng như vấn đề bảo vệ khí hậu sẽ là những nội dung chi phối hội nghị.
Đây là lần thứ hai, lâu đài Elmau được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 (trước đó là vào năm 2015) và là lần thứ 7 kể từ năm 1975, Đức đóng vai trò chủ nhà của hội nghị quan trọng này.
Hội nghị thượng đỉnh của G7 diễn ra thường niên và do nước giữ chức Chủ tịch luân phiên G7 năm đó tổ chức, do vậy vai trò của quốc gia chủ tịch rất được coi trọng, đặc biệt trong việc lập chương trình nghị sự của hội nghị.
Khi giữ vai trò chủ tịch G7 đầu năm nay, Đức đã đặt mục tiêu đạt "Tiến bộ vì một thế giới công bằng". Đức cũng muốn "củng cố vai của G7 với tư cách là cầu nối và trung gian hòa giải cho hòa bình và an ninh".

Ông Zelensky muốn đối thoại với Tổng thống Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 12/5 cho biết, bản thân ông đã sẵn sàng đối thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

“Chúng ta phải tìm được một thỏa thuận, với điều kiện không có tối hậu thư. Ukraine sẽ không bao giờ công nhận Crưm là một phần của Nga. Crưm luôn có quyền tự trị và nghị viện riêng, nhưng thuộc Ukraine”, ông Zelensky nói với kênh truyền hình RAI state TV của Italia đêm 12/5.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP

“Chúng tôi muốn quân đội Nga rời khỏi Ukraine, chúng tôi không muốn lãnh thổ Nga. Chúng tôi sẽ không chiều lòng ông Putin bằng việc cắt phần lãnh thổ của đất nước mình. Điều đó sẽ không công bằng”, ông Zelensky nói thêm.

Ukraine tuyên bố tấn công tàu Nga

Theo quan chức Serhiy Bratchuk của Ukraine, quân đội nước này đã gây thiệt hại cho tàu hậu cần Vsevolod Bobrov thuộc biên chế Hải quân Nga ở Biển Đen. “Tàu Vsevolod Bobrov đã bị tấn công ở gần Đảo Rắn”, hãng tin Al Jazeera dẫn lời ông Bratchuk nói trong video đăng tải trên mạng Telegram đêm 12/5.

Hiện Al Jazeera và nhiều hãng thông tấn khác chưa thể xác minh tuyên bố trên của quan chức Ukraine.

Nhóm G7 họp bàn về chiến sự Ukraine

Tờ Alarabiya cho biết, quan chức ngoại giao hàng đầu của những quốc gia thuộc nhóm G7, gồm các nước Mỹ, Canada, Anh, Đức, Italia, Pháp và Nhật Bản, hôm 12/5 đã tụ họp ở Đức để thảo luận về tình hình chiến sự Ukraine, an ninh năng lượng và lương thực, quan hệ với Trung Quốc và biến đổi khí hậu.

Do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang trong thời gian điều trị Covid-19, nên Thứ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland thay mặt ông dự hội nghị lần này.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và người đồng cấp Moldova Nicu Popescu cũng góp mặt trong hội nghị lần này. Trong khi đó, bà Retno Marsudi, Ngoại trưởng của Indonesia, nước đang giữ ghế chủ tịch nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) sẽ tham gia vào chương trình nghị sự về những tác động toàn cầu của cuộc chiến ở Ukraine.

Theo tờ Alarabiya, cuộc họp diễn ra ở khu nghỉ dưỡng Weissenhaus thuộc khu vực đông bắc thành phố Hamburg, và chính quyền Đức đã phải điều động khoảng 3.500 cảnh sát tới đây để đảm bảo an ninh cho hội nghị.

Rộ tin Nga sẽ dừng cấp khí đốt cho Phần Lan

Một số chính trị gia giấu tên trong cuộc phỏng vấn với tờ Iltalehti của Phần Lan hôm 12/5 cảnh báo rằng, chính quyền Nga sẽ ngừng việc cung cấp khí đốt cho nước này vào ngày hôm nay (13/5) để trả đũa việc chính quyền Helsinki tuyên bố muốn gia nhập NATO.

“Nếu nguồn khí đốt từ Nga bị cắt, thì điều này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho một số ngành công nghiệp của Phần Lan, cũng như việc sản xuất thực phẩm”, tờ Iltalehti dẫn lời những chính trị gia giấu tên nói.

Theo tờ Independent của Anh, Bộ Ngoại giao Nga vào ngày 12/5 đã cảnh báo rằng nước này “sẽ buộc phải thực hiện những bước trả đũa, cả về bản chất quân sự-kỹ thuật và nhiều yếu tố khác, để ngăn chặn những mối đe dọa tới an ninh quốc gia Nga đang nổi lên”.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó nhận định rằng, Phần Lan đã “thực hiện những bước đi thiếu thân thiện” nhằm vào Nga. “Mọi thứ (những đòn đáp trả) sẽ tùy thuộc vào quá trình gia nhập diễn ra thế nào, hay cơ sở hạ tầng quân sự sẽ tiến gần tới biên giới của chúng tôi ra sao”, ông Peskov nói.

Ở một diễn biến khác, giới chức Nhà Trắng hôm 12/5 tuyên bố Mỹ ủng hộ bất kỳ động thái gia nhập NATO nào tới từ Phần Lan và Thụy Điển. “Chúng tôi sẽ hỗ trợ việc gia nhập khối quân sự NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Chúng tôi sẽ tôn trọng bất kỳ quyết định nào được họ đưa ra”, Thư ký Nhà Trắng Jen Psaki nói với cánh báo giới.

Ông Putin nói các đòn trừng phạt khơi mào khủng hoảng kinh tế toàn cầu

“Chính phủ các quốc gia phương Tây bị thúc đẩy bởi tham vọng chính trị quá lớn và chứng sợ Nga, do vậy đã đưa ra các đòn trừng phạt và gây những tổn hại tới kinh tế của chính họ cùng phúc lợi của người dân những nước đó”, hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm 12/5.

“Chính những đòn trừng phạt đã khơi mào cho cuộc khủng hoảng toàn cầu và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với Liên minh châu Âu (EU), cũng như đẩy những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới đối mặt với nguy cơ chết đói”, ông Putin nói thêm.

Theo ông chủ Điện Kremlin, nền kinh tế Nga “đã thành công trong việc trụ vững trước những đòn trừng phạt từ phương Tây, và các công ty Nga sẽ lấp đầy khoảng trống được nhiều doanh nghiệp phương Tây để lại”. “Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát đã tăng mạnh ở châu Âu. Ở một số quốc gia, lạm phát đạt mức 20%”, ông Putin khẳng định.

 

Chiêm ngưỡng cây cầu gỗ bắc qua sông đẹp đến nao lòng

Đi bộ trên cây cầu gỗ giữa lòng sông và hai cánh rừng có lẽ là cách thú vị nhất để ngắm nhìn và hoà mình vào thiên nhiên đẹp đến nao lòng.

Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long

Cây cầu gỗ này được xây dựng dọc theo dòng sông xanh ngắt thuộc khu thắng cảnh nổi tiếng Shiziguan ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-2
Với chiều dài khoảng 500m, cây cầu bắc qua sông cho phép du khách được thỏa sức chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp đến nao lòng của khu du lịch này.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-3
Nếu như trước đó, du khách chỉ có thể nhìn thấy một phần khu thung lũng bằng việc chèo thuyền, thì giờ đây, với lối đi mới này, vẻ đẹp của khu thắng cảnh sẽ được khám phá một cách trọn vẹn hơn.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-4
Lối đi bộ ngoạn mục này được làm bằng gỗ chạy dài trên con sông uốn khúc xanh biếc.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-5
Hai bên dòng sông được phủ bởi màu xanh của cây cối và không có lối đi nên trước khi có con đường độc đáo này, du khách muốn thăm thung lũng sẽ phải di chuyển bằng thuyền. 
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-6
Đi bộ giữa lòng sông và hai cánh rừng có lẽ là cách thú vị nhất để thăm thú và hoà mình vào thiên nhiên hữu tình của khu du lịch tỉnh Hồ Bắc.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-7
Con đường như một nét vẽ mềm mại giữa dòng sông, được ôm trọn bởi những cánh rừng nguyên sinh ở hai bên bờ.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-8
Nhiều người lần đầu tiên được trải nghiệm lối đi đẹp tuyệt này tỏ ra rất phấn khích.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-9
Kể từ khi khai trương câu cầu gỗ trên mặt nước hồi năm 2016, lượng khách du lịch tới khu thắng cảnh Shiziguan tăng lên nhanh chóng.
Chiem nguong cay cau go bac qua song dep den nao long-Hinh-10
Mỗi khi có ô tô đi qua cây cầu kéo theo mặt nước rung chuyển gợn sóng, trông như những con thuyền lướt trên sông. Ảnh: IT.