Theo hãng tin TASS và các phương tiện truyền thông khác của Nga, Nga và Triều Tiên đã đồng thời công bố kết quả chiến đấu ở mặt trận Kursk và thừa nhận công khai rằng, hoạt động chung của hai quân đội đã đạt được thành công đáng kể tại Kursk.

Đặc biệt, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Gerasimov đã dành 20 phút báo cáo với Tổng thống Putin về hoạt động chiến đấu của quân đội Triều Tiên tại Kursk, bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc. Điều khiến quân Nga ngưỡng mộ binh lính Triều Tiên là tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ hy sinh, gian khổ.

Dựa trên nhiều thông tin khác nhau của cả Nga và Ukraine, chúng ta có thể tóm tắt những điểm đáng chú ý sau đây: Trước hết, lính Triều Tiên chiến đấu ở Nga có tính kỷ luật cao và có mục tiêu chiến đấu rất kiên định. Cả binh lính Ukraine lẫn Nga đều bất ngờ tinh thần chiến đấu của binh sĩ Triều Tiên.
Thứ hai, binh lính Triều Tiên đã tham gia trận đánh liên tục trong 18 giờ dưới cái lạnh khắc nghiệt -25 độ C. Binh lính Nga, dù có người sinh ra và lớn lên ở Kursk, cung không thể làm được điều này. Xét về khả năng chống chịu với nhiều điều kiện khắc nghiệt, phẩm chất chiến đấu tuyệt vời mà binh lính Triều Tiên thể hiện, khiến lính Nga cũng phải thán phục.
Ngoài ra, báo cáo của tướng Gerasimov còn đề cập đến một số điểm nổi bật khác. Ví dụ, trong vòng 48 giờ, quân Triều Tiên đã liên tiếp phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine (AFU), tiến hành các cuộc tấn công nhanh chóng theo nhiều hướng, mũi mà hầu như không cần hỏa lực chuẩn bị trong suốt các hoạt động chiến đấu.
Binh lính Triều Tiên khi chiến đấu với quân Nga ở Kursk, có thể vượt qua bãi mìn và nhanh chóng triển khai nhiều mũi tấn công thọc sâu, sau khi chỉ rà phá mìn đơn giản. Hơn nữa, lính Ukraine cũng bị sốc sau khi chứng kiến hoạt động chiến đấu của lính Triều Tiên.
Lính Ukraine cho biết, quân Triều Tiên này không tìm nơi ẩn nấp khi xung phong đánh chiếm mục tiêu, mà vẫn tiếp tục tiến lên nhanh chóng, ngay cả khi đội hình bị hỏa lực đánh vỗ mặt. Do đó, tinh thần và ý chí chiến đấu của binh lính Triều Tiên thể hiện, đã truyền cảm hứng chiến đấu cho binh lính Nga.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, vào ngày 28/4, Tổng thống Putin đã ra tuyên bố bằng văn bản, cảm ơn những người lính Triều Tiên đã hỗ trợ quân đội Nga tái chiếm lại những khu vực Kursk của Nga bị AFU chiếm giữ từ tháng 8 năm ngoái.

Vì tuyên bố của Tổng thống Putin không tiết lộ thông tin binh lính Triều Tiên có sớm rút khỏi Nga hay không, nên các nhà phân tích của cả Nga và phương Tây đang dự đoán về tương lai binh lính Triều Tiên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Kursk, liệu họ có ở lại Nga và có thể thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo dự đoán, lực lượng quân đội Triều Tiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mặt trận Kursk, có thể vẫn ở lại nước Nga, với nhiệm vụ giúp bảo vệ biên giới của Nga. Hiện tại, AFU vẫn có thể tấn công vào lãnh thổ Nga theo ba hướng là Tỉnh Kursk, Tỉnh Belgorod và Tỉnh Bryansk. Bởi vì biên giới giữa ba tỉnh này và Ukraine dài hơn 1.120 km.

Hơn nữa, quân Ukraine vẫn đang cố gắng tiến công vượt biên giới vào Kursk, Belgorod và đang có dấu hiệu tiến công vào Bryansk. Do đó, khi AFU vượt biên giới đánh vào Tỉnh Kursk vào tháng 8 năm ngoái, RFAF đã thành lập ba cụm quân được đặt theo tên của ba tỉnh này, để bảo vệ biên giới của Nga.

Mặc dù RFAF chủ yếu sử dụng những người lính nghĩa vụ, không phải ra nước ngoài chiến đấu, để hình thành nên ba cụm quân này. Nhưng bên cạnh lính nghĩa vụ, RFAF vẫn phải bố trí thêm quân tinh nhuệ; điều này cũng mất nguồn đáng kể quân số có khả năng chiến đấu.

Trong chiến dịch Kursk, RFAF cũng đã phải đã huy động lực lượng tinh nhuệ bao gồm lính dù, lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm của Bộ Tổng tham mưu và Lực lượng Akhmat Chechnya. Do đó, sau khi đẩy toàn bộ quân Ukraine ra khỏi Nga, quân đội Triều Tiên có thể đảm nhiệm nhiệm vụ giúp Nga bảo vệ biên giới, qua đó giúp RFAF rút các lực lượng tinh nhuệ để tham chiến ở chiến trường Ukraine.

Thứ hai, quân đội Triều Tiên có thể hỗ trợ hậu cần cho RFAF. Đằng sau mỗi người lính chiến đấu ở tuyến đầu, phải có ba người lính bảo đảm hậu cần; đây là kiến thức quân sự phổ biến. Ngay cả đối với đơn vị UAV, thì mỗi người điều khiển UAV, cũng cần ít nhất bốn trợ lý để hỗ trợ.

Hiện nay, quân đội Nga và Ukraine đang giao tranh trên tuyến đầu dài hơn 1.500 km. Cả hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ hệ thống tình báo trinh sát, đều đòi hỏi một lượng lớn nhân lực và vật lực. Do đó, sau khi trận Kursk và Belgorod kết thúc, quân đội Triều Tiên vẫn tiếp tục hỗ trợ hậu cần cho RFAF, để có thể rút được một số lượng lớn quân chiến đấu cho RFAF.

Thứ ba, quân đội Triều Tiên có thể tham gia chiến đấu ở khu vực mới sáp nhập vào Nga. Vào năm 2022, sau khi bốn tỉnh miền Đông Ukraine gia nhập Nga thông qua cuộc trưng cầu dân ý; theo luật pháp Nga, bốn tỉnh này đã trở thành một phần lãnh thổ của Nga.

Do đó, nếu lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên tự nguyện yêu cầu tiến vào bốn tỉnh miền Đông Ukraine để tham gia chiến đấu, thì lãnh đạo RFAF cũng sẽ không do dự quá lâu. Xét cho cùng, ngay cả hoạt động hậu cần của quân đội Nga ở bốn tỉnh miền đông Ukraine cũng cần được hỗ trợ chặt chẽ.

Xét cho cùng, lực lượng công binh Triều Tiên rất có năng lực và hiệu quả trong việc xây dựng các công trình phòng thủ, đường xá, cầu cống. Hơn nữa, tin tức về sự xuất hiện của quân đội Triều Tiên trong chiến tranh Ukraine, ám chỉ đến lực lượng công binh Triều Tiên.