
Trang tin quốc phòng của Ba Lan Defence24 ngày 29/6, đăng bài của Nhà quan sát quân sự Ba Lan Wojciech Koziol cho biết, lực lượng không quân Ukraine đã thiệt hại thêm một máy bay chiến đấu F-16, cùng với phi công cấp 1, Trung tá Maksym Ustimenko đã hy sinh trong chiến đấu.

Một số chi tiết nghi vấn đang nổi lên về chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine rơi tại tỉnh Chernihiv, miền trung Ukraine. Đặc biệt, thông tin về phi công Ukraine đã thiệt mạng cùng với máy bay, đó là Trung tá Maksym Ustimenko, 32 tuổi.

Có thông tin cho rằng chiếc F-16 do Ustimenko lái đã bị bắn hạ trên bầu trời vùng Chernihiv. Đồng thời, nghi vấn đang nổi lên, rằng máy bay của Ustimenko đã bị một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50 của Không quân Nga, dẫn đường cho tên lửa không đối không bắn hạ chiếc F-16 này.

Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về việc liệu chiếc F-16 trên, bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không trên mặt đất, hay tên lửa không đối không từ máy bay chiến đấu của Nga? Nhưng có thông tin cho thấy máy bay chiến đấu do Mỹ thiết kế đã được lệnh "săn" máy bay chiến đấu của Nga.

Phi công hạng nhất của không lực Ukraine Ustimenko, đã không sống sót sau cuộc tấn công bằng tên lửa. Hơn nữa, theo thông tin mới nhất, Ustimenko không có thời gian để thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để phóng dù ra ngoài và đã hy sinh. Theo thông tin mới nhất, xác máy bay F-16 đã rơi xuống phía đông Chernigov.

Trang Defence2 của Ba Lan trích dẫn nguồn tin từ Không quân Ukraine cho biết, vào đêm 28/6, quân đội Nga đã tấn công Ukraine bằng 477 UAV tự sát tầm xa (cả Geran-2 và mồi nhử) và 60 tên lửa. Các cuộc tấn công đến từ nhiều địa phương của Nga và Ukraine như Kursk, Shatalov, Orel, Bryansk, Millerovo và Mys Chauda ở Crimea, nhằm làm quá tải hệ thống phòng không của Ukraine.

Những tên lửa của quân đội Nga được dùng trong cuộc tấn công vào Ukraine là tên lửa siêu thanh Kinzhal, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, tên lửa hành trình Iskander-K và Kalibr, tên lửa phòng không S-300, được sửa đổi để tấn công mục tiêu mặt đất.

Trong quá trình đẩy lùi cuộc tấn công kết hợp, chiếc F-16 đã bị phá hủy. Theo Defence24 viết, phi công đã bắn hạ “bảy mục tiêu trên không”, nhưng khi mục tiêu cuối cùng bị bắn hạ, chiếc F-16 đã bị trục trặc kỹ thuật và bắt đầu mất độ cao. Phi công Ustimenko đã điều khiển máy bay của anh tránh xa khu vực đông dân cư gần nhất, nhưng không kịp phóng dù ra ngoài.

Mặc dù lý do chính xác cho việc chiếc F-16 bị rơi vẫn chưa rõ ràng, nhưng rất có thể là phi công Ustimenko, đã sử dụng hỏa lực pháo hàng không trên F-16 bắn hạ UAV Geran-2. Việc bắn hạ một mục tiêu bay chậm như UAV bằng pháo hàng không, là nguy hiểm cho chính phi công, do các mảnh vỡ của UAV; chuyên gia Wojciech Kozel nhấn mạnh.

Máy bay chiến đấu của Ukraine thường phải đối mặt với thực tế là không có đủ vũ khí để đẩy lùi các cuộc tấn công đường không kết hợp của Nga. Điều này có thể khắc phục bằng việc sử dụng tên lửa 70 mm APKWS dẫn đường bằng laser của Mỹ.

Một chiếc máy bay F-16 có thể mang ít nhất 28 tên lửa APKWS (7 tên lửa trong mỗi thùng chứa, một bên cánh treo hai thùng). Tuy nhiên, không rõ liệu máy bay F-16 của Ukraine có được trang bị loại vũ khí này hay không, vì chúng phải được nâng cấp với một kính ngắm đặc biệt, để sử dụng loại tên lửa này?

Defence24 cho biết, Mỹ đã có kế hoạch chuyển giao lô tên lửa APKWS lớn cho Ukraine; nhưng thay vì đích đến là Kiev, chúng đã được chuyển đến Trung Đông vào phút cuối cho Israel, để có thể đẩy lùi các cuộc tấn công bằng UAV của Iran và Yemen.

Vì vậy, những chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine không có tên lửa APKWS, mà loại tên lửa này lại được trang bị cho những chiếc F-16 và F-15 của Không quân Israel, với nhiệm vụ tiêu diệt những chiếc UAV được phóng từ Iraq và Syria vào lãnh thổ Israel. Như vậy có thể thấy, Iran đã “lái” số tên lửa APKWS tới Trung Đông, thay vì Ukraine.

Một nhà phân tích người Ba Lan khác, Marcin Ogdowski, đã viết trong một bài báo cho tờ Polska Zbrojna rằng, tổn thất về máy bay F-16 của Ukraine có khả năng sẽ tăng lên. “Người Ukraine ban đầu thậm chí còn cố gắng sử dụng F-16 để chống lại bom lượn của Nga, nhưng không có kết quả gì từ nỗ lực này”, Zbrojna viết.

Vào tháng 11 và tháng 12 năm 2024, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã thả tới 130-140 quả bom lượn mỗi ngày. Chúng được thả từ khoảng cách 50-70 km, tức là vượt xa phạm vi phòng không của Ukraine. Tuy nhiên, máy bay Nga khi thả bom lượn, phải bay vào vùng tấn công của tên lửa không đối không AIM-120 phóng đi từ F-16, nếu nó bay tuần tiễu ở vùng chiến tuyến.

Theo chuyên gia quân sự Ogdovsky phân tích, xét theo số ít bức ảnh có sẵn về máy bay F-16 của Ukraine, chúng chủ yếu thực hiện chức năng hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất và cũng thả bom lượn như JDAM của Mỹ hay AASM Hammer của Pháp, viện trợ cho Ukraine.

Ngoài ra, tên lửa không đối không mà F-16 của Ukraine phóng đi, chủ yếu UAV tự sát Geran-2 bay thấp, nhưng các phi công F-16 lại sợ tham gia không chiến với máy bay chiến đấu của Nga. Ở khu vực chiến tuyến, F-16 của Ukraine thường bay ở độ cao rất thấp, để tránh bị radar Nga phát hiện. Nếu không sẽ bị tên lửa phòng không mặt đất và trên không của Nga tiêu diệt, chuyên gia Zbrojna cho biết.

Sự khan hiếm nguồn lực của Ukraine đang thể hiện rõ: Không quân Ukraine có khoảng hai mươi chiếc F-16. Đồng thời, việc săn lùng F-16 là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của quân đội Nga; và họ lần đầu tiên đạt được thành công vào ngày 12 tháng 4 vừa qua ở Sumy, miền bắc Ukraine.

Sau khi chiếc F-16 bị phòng không Nga bắn rơi, trong nhiều ngày, tất cả các máy bay F-16 của Ukraine đều bị cấm bay và không quay trở lại nhiệm vụ chiến đấu trong một thời gian rất dài, Ogdowski viết trên tờ Polska Zbrojna. Và rất có thể sau vụ rơi F-16 vừa xong, loại máy bay này của Ukraine, lại tiếp tục bị cấm bay trong một thời gian dài nữa, Ogdowski kết luận. (nguồn ảnh Military Review, Kyiv Post, Ukrinform). https://topwar.ru/267162-byl-podsvechen-samoletom-drlo-a-50-pojavljajutsja-nekotorye-podrobnosti-likvidacii-f-16-vmeste-s-letchikom.html https://svpressa.ru/war21/article/470428/