Kéo sinh vật da trơn khỏi máy bơm, nông dân không hề vui: Vì sao?

Việc máy bơm bị cá tra chui vào không chỉ khiến anh mất thời gian gỡ cá mà còn ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Mùa khô hạn kéo dài khiến nhiều nông dân Trung Quốc phải dùng đến máy bơm để tưới tiêu cho cây trồng. Điều dường như bình thường ấy lại gây ra tình huống “dở khóc dở cười” cho một người nông dân khi máy bơm nước liên tục bị cá tra chui vào làm tắc nghẽn.

Câu chuyện xảy ra tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), một người nông dân đã chia sẻ về tình huống mình gặp phải. Từ sau mùa gặt, người này phải sử dụng máy bơm để lấy nước từ mương tưới cho ruộng. Tuy nhiên, trong quá trình bơm nước, máy bơm liên tục bị tắc nghẽn bởi cá tra.

Anh chàng vừa lắc đầu ngán ngẩm vừa cố gắng lôi những “vị khách không mời” ra khỏi ống bơm. Sau một hồi, anh đã kéo ra được một chú cá tra to, bên cạnh đó là vài chú cá nhỏ hơn.

Việc máy bơm bị cá tra chui vào không chỉ khiến anh mất thời gian gỡ cá mà còn ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Câu chuyện của anh nông dân đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên mạng xã hội. Một số người tỏ ra ngạc nhiên vì tại sao có thể hút được nhiều cá lên như vậy.

Keo sinh vat da tron khoi may bom, nong dan khong he vui: Vi sao?

Dưới phần bình luận, nhiều người khác đã giải thích rằng, do hạn hán kéo dài, mực nước sông suối đều sụt giảm nghiêm trọng. Người nông dân phải đặt máy bơm xuống sát đáy sông để lấy nước. Việc cá tra sinh sống ở tầng đáy sông bị hút vào máy bơm là điều dễ hiểu.

Trước tình huống này, nhiều người đã gợi ý cho anh nông dân cách khắc phục bằng cách dùng lưới hoặc túi bọc đầu ống bơm để ngăn cá chui vào.

Tuy nhiên, giải pháp này bị cho là thiếu thực tế. Bởi việc bọc lưới ở đầu ống bơm không thể ngăn cá mà chỉ khiến cỏ rác, bùn đất dễ dàng bám vào, làm tắc nghẽn dòng chảy. Biện pháp tối ưu là dùng rổ tre để bọc đầu ống bơm. Cách này vừa có thể ngăn cá, vừa không ảnh hưởng đến việc bơm nước.

Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung quốc (NMC), nước này đang phải đối mặt với nắng nóng gay gắt từ những ngày đầu tháng 6. Hơn 20 trạm thời tiết ở tỉnh Hà Bắc và tỉnh Sơn Đông ở phía Đông đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục theo mùa trong 10 ngày đầu tiên của tháng 6. Một số tỉnh như Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông, nhiệt độ mặt đất sau giờ trưa có thể đạt trên 60°C, thậm chí vượt 70°C. Nhiệt độ cao không chỉ kéo dài nhiều ngày, mà thời gian nắng nóng trong một ngày cũng kéo dài, có thể lên tới 8, thậm chí 10 giờ hoặc hơn.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu, biểu hiện qua sự nóng lên toàn cầu, đang làm tăng các sự kiện thời tiết cực đoan. Điều này bao gồm nắng nóng cực đoan xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng cao, và băng ở các sông băng tan chảy nhanh hơn.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã cảnh báo rằng có khả năng năm 2024 sẽ thiết lập kỷ lục nắng nóng mới, phá vỡ kỷ lục của năm 2023. Tuy nhiên, WMO cũng nhận định rằng sự xuất hiện trở lại của hiện tượng La Nina trong năm nay có thể mang lại thời tiết mát mẻ hơn cho một số khu vực trên trái đất.

Thủy quái dài 7m hiện nguyên hình sau nửa thế kỷ tuyệt tích

Thủy quái này tung hoành các vùng biển hàng triệu năm trước khi khủng long thống trị đất liền.

Thuy quai dai 7m hien nguyen hinh sau nua the ky tuyet tich
Một loài thủy quái mới, thuộc nhóm Nothosaurs, đã được xác định sau nửa thế kỷ kể từ khi hóa thạch của nó được phát hiện trên một hòn đảo ở New Zealand. Nghiên cứu do TS Benjamin Kear từ Bảo tàng Tiến hóa thuộc Đại học Uppsala dẫn đầu, cho biết loài này tung hoành các vùng biển hàng triệu năm trước khi khủng long thống trị đất liền.  

Phát hoảng những sinh vật quái dị khiến người nhìn ám ảnh cả đời

Những sinh vật này sở hữu ngoại hình quái dị và hành vi đặc biệt, khiến con người không khỏi giật mình khi lần đầu nhìn thấy.

Phat hoang nhung sinh vat quai di khien nguoi nhin am anh ca doi
1. Nhện thợ săn: Là một trong những sinh vật khiến người xem giật mình khi mới nhìn thấy, nhện thợ săn sống ở Úc, châu Phi, châu Á, châu Mỹ và Địa Trung Hải. Chúng có kích thước lên tới 12cm và sải chân dài tới 27cm. Nhện thợ săn không sử dụng tơ để bẫy mồi mà tấn công trực tiếp.