Kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư phổi

(Kiến Thức) - Trong trường hợp chẩn đoán ung thư phổi đã được khẳng định bằng sinh thiết và bệnh chưa di căn, quyết định điều trị được dựa vào một số yếu tố.

 
Hỏi: Bố tôi mới phát hiện ung thư phổi. Hiện kích thước 1.5x1.8cm và chưa di căn. BS tư vấn giúp hướng điều trị và cách chăm sóc để có thể kéo dài thời gian sống? Kính mong BS giúp đỡ. (Tùng Trinh)
Trả lời: Trong trường hợp chẩn đoán ung thư phổi đã được khẳng định bằng sinh thiết và bệnh chưa di căn, quyết định điều trị được dựa vào một số yếu tố:
- Tuổi và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân,
- Bệnh lý mạn tính đi kèm nếu có,
- Loại tế bào ung thư,
- Khảo sát về đột biến gen,
- v.v...
Những thông tin bạn cung cấp quá ít ỏi nên tôi không thể tư vấn cụ thể được. Bạn nên trao đổi với bác sĩ ung bướu đang điều trị cho Bác để được biết chính xác về cách điều trị.

Bác sĩ Hy Vọng/http://hyvong.com.vn/vi

Điểm mặt những yếu tố làm tăng nguy cơ u vú

(Kiến Thức) - Tiểu sử gia đình, di truyền, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú mà chị em cần biết để phòng tránh.

1.Tiền sử gia đình. Phụ nữ có mẹ hoặc chị gái bị ung thư vú sẽ có nguy cơ cao. Nếu bạn có một người thân mắc ung thư vú thì nguy cơ của bạn tăng gấp đôi.
1.Tiền sử gia đình. Phụ nữ có mẹ hoặc chị gái bị ung thư vú sẽ có nguy cơ cao. Nếu bạn có một người thân mắc ung thư vú thì nguy cơ của bạn tăng gấp đôi. 
2. Yếu tố di truyền. 5 - 10% số trường hợp ung thư vú do di truyền. Thiếu một trong các gen, đặc biệt là BRCA1 hay BRCA2, làm cho bạn có nguy cơ cao bị bệnh.
2. Yếu tố di truyền. 5 - 10% số trường hợp ung thư vú do di truyền. Thiếu một trong các gen, đặc biệt là BRCA1 hay BRCA2, làm cho bạn có nguy cơ cao bị bệnh.

Các loại thuốc giảm đau cho người ung thư giai đoạn cuối

(Kiến Thức) - Với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối (thường xuyên bị các cơn đau hành hạ), việc dùng thuốc giảm đau rất cần thiết.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Khi bệnh đã trở nên trầm trọng, người bị ung thư cảm nhận được quy luật đau của mình và thường chờ đợi cơn đau với nỗi ám ảnh sợ hãi. Khi những cơn đau “hỏi thăm” là lúc họ cần đến các biện pháp giảm đau hơn bao giờ hết.
Một số thuốc thông dụng như aspirin, paracetamol, ibuprofen, meloxicam, indomethacin...cũng có tác dụng giảm đau và thường được nhiều gia đình dự trữ trong nhà. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư, các thuốc giảm đau thông thường có tác dụng rất ít. Cơn đau của bệnh ung thư giai đoạn cuối rất trầm trọng nên phải dùng đến nhóm thuốc giảm đau trung ương.