Hủy quy định “cấm” quay phim, chụp ảnh CSGT

(Kiến Thức) - Sau khi gây tranh cãi với quy định "cấm" quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ, ngày 23/8, Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn hủy bỏ điểm bất hợp lý này.

Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống lại CSGT trong khi làm nhiệm vụ và việc giả danh nhà báo ghi hình CSGT, ngày 26/4/2013, Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an các địa phương để hướng dẫn thực hiện.
Nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì CSGT không được ngăn cản.
Nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì CSGT không được ngăn cản.
Tuy nhiên, tại điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 có một số ý chưa chuẩn xác (liên quan đến quy định quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ). Do vậy, ngày 23/8, Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn số 2315/C67-P6 về việc hủy điểm 2 trong Công văn số 1042 và yêu cầu Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc một số việc.
Cụ thể là tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của CSGT, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT.
Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, phải tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh phóng viên báo, đài; báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Cục CSGT đường bộ - đường sắt cũng đề nghị Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố nhận được Công văn 2315 có trách nhiệm phổ biến đến cán bộ, chiến sỹ và triển khai thực hiện ngay.
Trước đó, tại Điểm 2, Công văn số 1042, Cục CSGT đường bộ-đường sắt yêu cầu CSGT các địa phương: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Chống tiêu cực: Sau vinh danh là... đuổi việc

Ở ngành y tế tỉnh Bình Phước (BP) – một nữ dược sĩ chống tiêu cực, sau khi được xã hội và công luận vinh danh, đã bị cơ quan chủ quản đuổi việc ngay lập tức…

Tố cáo tiêu cực, bị đánh... bầm giập!

Bé gái thiểu năng bị hai thanh niên cưỡng hiếp

(Kiến Thức) - Trong một thời gian ngắn, hai thanh niên đã thay nhau giở trò đồi bại, hại đời một bé gái chưa đủ 13 tuổi vốn bị khiếm khuyết về tinh thần, khả năng nhận thức không bình thường.

Thông tin từ VKSND tỉnh Đắk Lắk, cơ quan chức năng vừa ra lệnh bắt tạm giam hai đối tượng là Nguyễn Văn Đồng (25 tuổi) và Nguyễn Ngọc Anh (18 tuổi), đều thường trú tại xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời tiến hành triệu tập một số đối tượng có liên quan để điều tra, làm rõ nội dung đơn tố cáo của người nhà nạn nhân về hành vi hiếp dâm trẻ em.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trước đó, vào ngày 19/8 vừa qua, cơ quan công an huyện Krông Búk nhận được đơn tố cáo hành vi hiếp dâm con của chị Nguyễn Thị Hoa là cháu Trần Thị Trà Mai (13 tuổi) của một số đối tượng, trong đó có Nguyễn Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Anh.

Đánh nhau giành “chức” đại ca trong nhà tạm giam

(Kiến Thức) - Đã bị bắt vào nhà tạm giam nhưng các bị can vẫn thể hiện máu côn đồ, phân cao thấp để giành “chức" đại ca dẫn đến đánh nhau làm một người bị thương nặng phải cấp cứu.

Bị can Đàm Văn Nhật (phạm tội hiếp dâm trẻ em) đã được đưa tới Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk cấp cứu sau cuộc ẩu đả trong nhà tạm giam công an huyện Eah’leo, dẫn đến bị thương nặng.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Ngày 15/8 vừa qua, được người nhà tới thăm, Nhật đau đớn trình bày lại toàn bộ sự việc bị đánh nên gia đình xin trưởng nhà tạm giam công an huyện Eah’leo đưa đi bệnh viện huyện điều trị. Tại đây, các bác sỹ xác định bị can Đàm Văn Nhật bị dập đại tràng, rách ruột non nên phải chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk để cấp cứu.
Sau khi nhận được thông tin, Cơ quan điều tra Công an huyện Eah’leo cùng Viện kiểm sát cùng cấp đã tiến hành ghi lời khai của các bị can đang tạm giam tại phòng giam số 5, đồng thời thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý. Qua đó xác định, phòng tạm giam số 5, nhà tạm giam công an huyện Eah’leo vào thời điểm xảy ra vụ “phân ngôi cao thấp” có 7 bị can.
Tối ngày 10/8, bị can Nguyễn Văn Tú (phạm tội cố ý gây thương tích) và Kha Kim Hào (phạm tội hiếp dâm) cho rằng bị can Đàm Văn Nhật không nghe theo lời của bị can Tú và Hào. Do bị can Nhật không chịu phục tùng nên bị can Tú và Hào đã dùng tay, chân đánh vào cổ và bụng bị can Nhật gây thương tích nặng.
Đã phạm tội, bị nhốt trong nhà tạm giam để chờ ngày ra hầu tòa nhưng các đối tượng vẫn không chịu tu tỉnh, ăn năn hối lỗi với những hành vi đã gây ra mà còn đòi phân chia cao thấp, thể hiện máu côn đồ ngay trong nhà tạm giam. Hành vi coi thường pháp luật này cần phải được xử lý nghiêm minh.