Họp báo NASA: Tìm ra thủ phạm giết chết sự sống trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Buổi họp báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố nguyên nhân nước và khí quyển (dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa) biến mất.

Vào 2h sáng ngày 6/11 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức buổi họp báo công bố thông tin quan trọng về sự sống trên sao Hỏa.
Hop bao NASA: Tim ra thu pham giet chet su song tren sao Hoa
 Hình ảnh gió Mặt trời tác động đến khí quyển sao Hỏa.
NASA công bố phát hiện quan trọng về bầu khí quyển sao Hỏa, tiết lộ nguyên nhân nước và khí quyển trên hành tinh Đỏ biến mất.
Các chuyên gia của NASA cho hay, tuyên bố này dẫn chứng từ những dữ liệu thu được từ tàu MAVEN (Mars Atmosphere and Volatile Evolution Mission - Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa) sau khi tiếp cận quỹ đạo sao Hỏa từ năm 2014 để nghiên cứu.
Dựa trên những dữ liệu từ MAVEN, bầu khí quyển từ sao Hỏa hiện đang bị phân tách bởi các luồng gió Mặt trời, thậm chí bị ảnh hưởng mạnh hơn cả khi xảy ra những cơn bão Mặt trời.
MAVEN tính toán được tốc độ thoát khí ra ngoài vũ trụ của sao Hỏa là khoảng 100gr/giây. Lượng khí này thoát ra tuy nhỏ, nhưng theo thời gian sẽ trở thành con số lớn. Ngoài ra, tốc độ thoát khí mạnh hơn khi có bão Mặt trời. Điều đó đồng nghĩa hàng tỉ năm trước, lượng khí thoát ra rất lớn, do Mặt trời lúc này hoạt động cực kỳ mạnh.
Hop bao NASA: Tim ra thu pham giet chet su song tren sao Hoa-Hinh-2
 
Buổi họp báo của NASA lần này được tổ chức là để làm rõ nguyên nhân vì sao khí hậu trên sao Hỏa nay lại trở nên khô cằn và hoang vu. Trước đó, khí hậu trên hành tinh Đỏ được nhận định là ấm áp, hệ thống sông ngòi dồi dào, rất thích hợp để duy trì sự sống.
Nhà khoa học Joe Grebowsky, người thực hiện dự án MAVEN cho biết: “Gió Mặt trời được xem là nguyên nhân chính khiến khí quyển trên sao Hỏa biến mất, làm thay đổi hoàn toàn khí hậu trên hành tinh này, bao gồm cả lý do nguồn nước biến mất”.
Theo các nhà nghiên cứu NASA, việc hiểu được những gì xảy ra với bầu khí quyển của sao Hỏa sẽ tiết lộ cho nhân loại biết về sự năng động và phát triển ở bất kỳ bầu khí quyển nào của hành tinh. Từ đó, con người có thể hiểu hơn về sự thay đổi môi trường các hành tinh và dần hé lộ lời giải về cuộc hành trình lên sao Hỏa của NASA.
Buổi họp báo đã tiết lộ thông tin chấn động, bầu khí quyển của sao Hỏa từng rất giống Trái đất, nhưng giờ đây lại trở nên khô cằn, không còn dấu hiệu sự sống bởi gió Mặt trời. Chính những cơn gió Mặt trời đã tàn phá sao Hỏa.
Gió Mặt trời thực chất là dòng chảy của các hạt proton và electron, có tốc độ khoảng 1,6 triệu km/h. Từ trường của những con gió Mặt trời khi đi qua bầu khí quyển của sao Hỏa có thể tạo thành một từ trường (thứ làm tăng tốc độ ion trong khí quyển) khiến các hạt này văng ra ngoài vũ trụ. Tuy sao Hỏa từng có hệ thống sông hồ dày đặc, nhưng việc phải hứng chịu tác động từ gió Mặt trời và các tia cực tím có cường độ mạnh khiến bề mặt hành tinh dần trở nên khô cằn, hoang hóa.
Trả lời câu hỏi về việc liệu hiện tượng tương tự có xảy ra với Trái đất, các chuyên gia NASA cho rằng, tuy hiện nay Trái đất vẫn an toàn nhưng trong tương lai, hệ từ trường của Trái đất có thể ngừng hoạt động. Theo đó, tất yếu sẽ là việc bầu khí quyển của chúng ta có khả năng cũng bị xé nát.

Những thực vật khổng lồ ở Alaska gây sốc nhất

(Kiến Thức) - Người dân ở thung lũng Matanuska-Susitna thường xuyên trồng được những thực vật khổng lồ với kích cỡ, trọng lượng gấp nhiều lần loài thực vật ở nơi khác.

Nhung thuc vat khong lo o Alaska gay soc nhat
 Hội chợ bang Alaska tổ chức hàng năm ở Palmer, phía Đông Bắc của Anchorage là nơi quy tụ cực nhiều thực vật khổng lồ khiến nhiều người phải kinh ngạc. 

Kịch tính gấu nâu tranh giành lãnh địa với người câu cá

(Kiến Thức) - Những người đàn ông buộc phải bỏ dở cuộc đi câu sau khi bị gấu nâu tranh giành lãnh địa trong vườn quốc gia Katmai ở Alaska.

Kich tinh gau nau tranh gianh lanh dia voi nguoi cau ca
Gấu nâu đứng bằng hai chân sau để thị uy sau khi phát hiện những người câu cá xâm phạm lãnh địa của nó. Những người đàn ông buộc phải bỏ dở cuộc đi câu sau khi bị gấu nâu tranh giành lãnh địa.

Sửng sốt những động vật kỳ dị ngay cả từ tên gọi

Những động vật kỳ dị có vẻ ngoài khó định nghĩa, lai tạp giữa nhiều chủng loại khác nhau và rất hiếm thấy.

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi
Loài tatu hồng nổi bật với màu hồng phấn đặc trưng trên lưng. Vốn là một loài nhút nhát, loài động vật kỳ dị này thường ít tiếp xúc với con người. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-2
Khỉ Aye-aye là một loài vượn cáo có nguồn gốc từ quần đảo Madagascar. Với thân hình kỳ dị, loài khỉ này được bình chọn là một trong những động vật xấu xí nhất hành tinh

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-3
Sói bờm là loài chó to nhất và cao nhất Nam Mỹ, với bộ lông màu hung đỏ trông như một chú cáo. Cặp chân dài của chúng là kết quả của quá trình thích nghi với đời sống trong những đồng cỏ cao và bụi rậm lớn. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-4
Hươu xạ sở hữu cặp răng nanh ma cà rồng lớn mọc chĩa ra ngoài. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy vì chúng sinh ra xạ hương được sử dụng trong nước hoa, nhan và dược phẩm. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-5
Bạch tuộc dumbo được biết đến với chiếc đầu có hình thù kỳ lạ, với vây nhô ra trên đầu giống như tai của chú voi biết bay Dumbo trong bộ phim hoạt hình cùng tên của Walt Disney. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-6
Vừa giống thỏ, lại vừa giống chó, chuột lang Patagonia là một loài gặm nhấm đặc hữu của Argentina. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-7
Chuột chũi Đông Phi không có lông và hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-8
Cá nược là một loài động vật có vú thuộc họ Cá heo biển Delphinidae, sống ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-9
Gerenuk là một loài linh dương cổ dài giống hươu cao cổ. Bạn có thể tìm thấy chúng trong những bụi cây gai khô cằn ở sa mạc Đông Phi. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-10
Bò biển thường sống ở vùng cận duyên biển nhiệt đới. Giống như loài bò trên mặt đất, chúng dùng môi ngoạm lấy rong biển ở dưới đáy để ăn. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-11
Loài lợn hươu có bề ngoài khá lạ này có thể được nhìn thấy trên các đảo của Indonesia như Sulawesi, Togian, Sula và Buru. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-12
Cá mút đá là một bộ cá gồm các họ cá không hàm, có thân hình ống và sống ký sinh. Chúng thường sống ký sinh trên nhiều loại cá ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-13
Cầy Fossa là một loài đặc hữu của đảo Madagascar. Nó có ngoại hình giống như một con sử tử núi và cũng có nét giống mèo bao gồm vuốt có thể thụt vào và hai hàm răng đáng sợ. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-14
Chuột chũi mũi sao là một loài chuột chũi nhỏ được tìm thấy trong các khu vực thấp ẩm của miền đông Canada và Mỹ. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-15
Loài chồn bay Sunda sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-16
Linh dương vằn sống chủ yếu ở Bờ Biển Ngà và rải rác vài nước Tây Phi. Cái tên đã nói lên được bề ngoài của nó: những sọc vằn đều đặn trên bộ lông vàng, ngắn, mịn màng. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-17
Cua Yeti Crab được phát hiện năm 2005 tại phía Bắc, Thái Bình Dương. Loài động vật này sống ở độ sâu 2.200 m. Chúng có nhiều lông lá như quái vật bigfoot hay người tuyết. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-18
Cá giọt nước được tìm thấy ở vùng biển sâu ngoài khơi Australia, trông nó giống như một “khối chất lỏng” với cái đầu khá to. Con cá này từng được mệnh danh là con cá xấu xí nhất thế giới

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-19
Loài rùa mai mềm khổng lồ sống chủ yếu tại lưu vực sông Mekong. 

Sung sot nhung dong vat ky di ngay ca tu ten goi-Hinh-20
Cua nhện Nhật Bản hay còn gọi là Cua nhện khổng lồ, chủ yếu sống tại đáy sâu ở vùng biển Thái Bình Dương.