Hòn đảo bí hiểm hình thành từ năm 1963, không ai được phép ghé thăm

Hiện nay hầu hết chúng ta đều biết rằng bất kể người ta có “tò mò” đến thế nào đi chăng nữa thì vẫn có những nơi mà chúng ta sẽ không bao giờ được phép đặt chân tới.

Có một hòn đảo bí ẩn ở giữa thành phố New York là “North Brother Island”, nhưng nó khó có thể so sánh được với hòn đảo độc đáo này ở Iceland: đảo Surtsey.
Hòn đảo Surtsey được hình thành vào năm 1963, sau vụ phun trào núi lửa khổng lồ kéo dài trong suốt 3 năm. Bây giờ, hòn đảo được sử dụng cho việc quan sát và nghiên cứu khoa học. Trọng tâm của nghiên cứu là hiểu rõ hơn cách một hệ sinh thái hình thành từ thuở sơ khai mà không có bất kỳ tác động nào từ phía con người. Chỉ có một vài nhà khoa học được phép xuất hiện trên hòn đảo, khiến nó trở thành một trong số ít những nơi bị cấm trên Trái Đất.
Hòn đảo xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa khổng lồ kéo dài trong suốt 3 năm.
Hòn đảo xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa khổng lồ kéo dài trong suốt 3 năm. 
Một trong những câu chuyện đặc biệt bao quanh hòn đảo này xoay quanh… cây cà chua. Kể từ khi hòn đảo được giám sát một chặt chẽ cẩn thận, chỉ có một ngôi nhà nhỏ với một vài nhà khoa học được phép hiện diện trên hòn đảo. Trước khi lên đảo, mọi người cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi vì một trong những quy tắc quan trọng là không cho phép mang bất kỳ hạt giống nào theo.
Nhưng ai đó đã không chú ý đến quy tắc này và vô tình “để lại” hạt giống trên nham thạch. Sau đó, một cây cà chua mọc lên ở trên đảo khiến các nhà khoa học thực sự hoang mang. Sau khi tìm hiểu và nhận ra nguồn gốc của nó, cây cà chua đã bị loại bỏ ngay lập tức, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học của họ.
Điều khiến hòn đảo này trở nên hấp dẫn không chỉ là sự hình thành của nó mà thực tế là không ai được phép vào đó.
Điều khiến hòn đảo này trở nên hấp dẫn không chỉ là sự hình thành của nó mà thực tế là không ai được phép vào đó.

Mục đích chính của đảo Surtsey là để các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách một hệ sinh thái tự hình thành từ thuở sơ khai mà không có bất kỳ tác động nào của con người.
Mục đích chính của đảo Surtsey là để các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách một hệ sinh thái tự hình thành từ thuở sơ khai mà không có bất kỳ tác động nào của con người.

Chỉ có một vài nhà khoa học được phép có mặt trên hòn đảo, khiến nó trở thành một trong số ít những nơi bị cấm trên Trái Đất.
Chỉ có một vài nhà khoa học được phép có mặt trên hòn đảo, khiến nó trở thành một trong số ít những nơi bị cấm trên Trái Đất.

Chim hải âu và chim biển là loài đầu tiên sống trên đảoSurtsey.
 Chim hải âu và chim biển là loài đầu tiên sống trên đảoSurtsey.

Quần đảo kỳ bí có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không” trên Trái đất

Quần đảo Diomede khác biệt với tất cả các quần đảo trên thế giới khi có thể cho con người thấy được "quá khứ" và "tương lai" và còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không” nếu được phép.

Các hòn đảo Big Diomede và Little Diomede thuộc quần đảo Diomede, nằm trong eo biển Bering, giữa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga). Xét về địa lý, chúng cách nhau khoảng 3,8km nhưng lại được đánh dấu biên giới quốc tế giữa hai nước Nga và Mỹ. Do vậy, chúng có sự cách biệt khá lớn về múi giờ. Little Diomede thuộc biên giới của Mỹ, trong khi đó Big Diomede lại do Nga cai quản. Ảnh: Tripandtravelblog
Các hòn đảo Big Diomede và Little Diomede thuộc quần đảo Diomede, nằm trong eo biển Bering, giữa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga). Xét về địa lý, chúng cách nhau khoảng 3,8km nhưng lại được đánh dấu biên giới quốc tế giữa hai nước Nga và Mỹ. Do vậy, chúng có sự cách biệt khá lớn về múi giờ. Little Diomede thuộc biên giới của Mỹ, trong khi đó Big Diomede lại do Nga cai quản. Ảnh: Tripandtravelblog
Điều này có thể hiểu nôm na rằng, nếu một người đứng ở đảo Little Diomede để ngắm Big Diomede, có nghĩa là họ đang chiêm ngưỡng thế giới ở 23h trong tương lai và ngược lại. Chính điểm thú vị này khiến nhiều người gọi chúng với cái tên là Đảo Ngày mai và Đảo Hôm qua. Nếu ở Little Diomede (bên phải) đang là buổi trưa thì tại Big Diomede (bên trái) lại là 9h ngày hôm sau. Ảnh: Amusingplanet

Điều này có thể hiểu nôm na rằng, nếu một người đứng ở đảo Little Diomede để ngắm Big Diomede, có nghĩa là họ đang chiêm ngưỡng thế giới ở 23h trong tương lai và ngược lại. Chính điểm thú vị này khiến nhiều người gọi chúng với cái tên là Đảo Ngày mai và Đảo Hôm qua. Nếu ở Little Diomede (bên phải) đang là buổi trưa thì tại Big Diomede (bên trái) lại là 9h ngày hôm sau. Ảnh: Amusingplanet

Không chỉ có thể nhìn được “quá khứ” và “tương lai”, mà những ai khi đặt chân tới đây còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không”. Vào mùa đông, khí hậu tại quần đảo này rất khắc nghiệt, toàn bộ nước tại đây sẽ đóng thành băng, vô tình tạo thành cây cầu kết nối giữa hai đảo. Thực tế, vào thời điểm này, người ta có thể đi bộ giữa Mỹ và Nga, tuy vậy, đây chỉ là lý thuyết, vì việc vượt qua eo biển Bering là bất hợp pháp. Bạn có thể đi lại thoải mái giữa “quá khứ” và “hiện tại” nếu được cho phép. Ảnh: Tripandtravelblog
 Không chỉ có thể nhìn được “quá khứ” và “tương lai”, mà những ai khi đặt chân tới đây còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không”. Vào mùa đông, khí hậu tại quần đảo này rất khắc nghiệt, toàn bộ nước tại đây sẽ đóng thành băng, vô tình tạo thành cây cầu kết nối giữa hai đảo. Thực tế, vào thời điểm này, người ta có thể đi bộ giữa Mỹ và Nga, tuy vậy, đây chỉ là lý thuyết, vì việc vượt qua eo biển Bering là bất hợp pháp. Bạn có thể đi lại thoải mái giữa “quá khứ” và “hiện tại” nếu được cho phép. Ảnh: Tripandtravelblog

Cả hai đảo đều có địa hình khá bằng phẳng và bị cô lập. Vào mùa hè, chúng bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc. Ảnh: Amusingplanet. Năm 1648, nhà thám hiểm Nga - Semyon Dezhnyov là người đầu tiên đặt chân tới quần đảo này, lúc đó, chúng chưa có sự khác biệt về mặt thời gian. 80 năm sau, nó một lần nữa được khám phá bởi một người Đan Mạch vào đúng ngày Giáo hội Chính thống Nga kỷ niệm tưởng nhớ tử đạo St. Diomede, vì vậy nó được đặt tên theo vị thánh này.
 Cả hai đảo đều có địa hình khá bằng phẳng và bị cô lập. Vào mùa hè, chúng bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc. Ảnh: Amusingplanet. Năm 1648, nhà thám hiểm Nga - Semyon Dezhnyov là người đầu tiên đặt chân tới quần đảo này, lúc đó, chúng chưa có sự khác biệt về mặt thời gian. 80 năm sau, nó một lần nữa được khám phá bởi một người Đan Mạch vào đúng ngày Giáo hội Chính thống Nga kỷ niệm tưởng nhớ tử đạo St. Diomede, vì vậy nó được đặt tên theo vị thánh này.
Năm 1867, Mỹ mua lãnh thổ Alaska từ Nga, bao gồm cả Little Diomede. Chính lúc này, ranh giới giữa hai đảo Little Diomede và Big Diomede mới được phân chia rõ ràng. Trong khi Little Diomede được Mỹ phát triển thành một cộng đồng nhỏ, có khoảng 75 người sinh sống, bao gồm cả nhà thờ và trường học, thì Big Diomede lại trở thành căn cứ quân sự của Nga. Ngôi làng Diomede (Inalik) ở bờ biển phía tây của đảo Little Diomede, Alaska. Ảnh: Amusingplanet
 Năm 1867, Mỹ mua lãnh thổ Alaska từ Nga, bao gồm cả Little Diomede. Chính lúc này, ranh giới giữa hai đảo Little Diomede và Big Diomede mới được phân chia rõ ràng. Trong khi Little Diomede được Mỹ phát triển thành một cộng đồng nhỏ, có khoảng 75 người sinh sống, bao gồm cả nhà thờ và trường học, thì Big Diomede lại trở thành căn cứ quân sự của Nga.  Ngôi làng Diomede (Inalik) ở bờ biển phía tây của đảo Little Diomede, Alaska. Ảnh: Amusingplanet
Sau Thế chiến II, người dân bản địa tại Little Diomede bị đuổi ra khỏi hòn đảo để tránh việc liên lạc qua biên giới. Bên cạnh đó, bất kỳ cư dân Little Diomede nào “đi lạc” trên vùng biển gần sát biên giới với Big Diomede cũng sẽ bị quân đội Nga giam giữ. Đến ngày nay Big Diomede vẫn là căn cứ địa của quân đội biên phòng Nga, ngoài ra nó được “trang bị” thêm một trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Tripandtravel blog
 Sau Thế chiến II, người dân bản địa tại Little Diomede bị đuổi ra khỏi hòn đảo để tránh việc liên lạc qua biên giới. Bên cạnh đó, bất kỳ cư dân Little Diomede nào “đi lạc” trên vùng biển gần sát biên giới với Big Diomede cũng sẽ bị quân đội Nga giam giữ. Đến ngày nay Big Diomede vẫn là căn cứ địa của quân đội biên phòng Nga, ngoài ra nó được “trang bị” thêm một trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Tripandtravel blog

Chiến công thầm lặng của các thợ lặn quốc tế giải cứu đội bóng Thái

Richard Stanton dù ở tuổi 57 vẫn bất chấp nguy hiểm tham gia chiến dịch tìm kiếm đội bóng “Lợn Hoang”. Chính ông cùng một thợ lặn đã tìm ra vị trí các em bị kẹt trong hang.

12 thành viên đội bóng nhí “Lợn Hoang” cùng huấn luyện viên đã giải cứu thành công trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn kéo dài 18 ngày. Ông Narongsak Osottanakorn, chỉ huy chiến dịch giải cứu, nói rằng họ đã hoàn thành một sứ mệnh tưởng chừng bất khả thi.

Xuống đưa giấy triệu tập, một cán bộ công an bị đâm trọng thương

(Kiến Thức) - Bị triệu tập vì gây ra vụ phá hoại làm hư hỏng 3 cột điện trên QL18, đối tượng nghiện ma túy không những không chấp hành còn dùng dũa 3 cạnh đâm trọng thương cán bộ công an. 

Trao đổi với PV Kiến Thức chiều ngày 11/7, ông Hoàng Mạnh Thắng -Phó Chủ tịch UBND phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ việc một cán bộ công an bị đâm trọng thương khi đi đưa giấy triệu tập một đối tượng trên địa bàn.
Trước đó, Công an phường Quang Hanh xác định Nguyễn Trung Kiên (SN 1976, ở Tổ 1, khu 7A, phường Quang Hanh) là đối tượng gây ra việc phá hoại và làm hư hỏng 3 cột điện trên quốc lộ 18 nên đã triệu tập Kiên đến làm việc nhưng đối tượng này không đến.