Hội thảo sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Hà Nội

(Kiến Thức) - Hội thảo về Sàng lọc ung thư cổ tử cung diễn ra sáng nay tại Hà Nội nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp sàng lọc căn bệnh này.

Hội thảo về Sàng lọc Ung thư cổ tử cung diễn ra sáng nay tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
Hội thảo về Sàng lọc Ung thư cổ tử cung diễn ra sáng nay tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
Sự kiện này do Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức, là sự đóng góp quý báu cho công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam. Sự kiện là cơ hội thảo luận, thúc đẩy trao đổi ý tưởng và tạo điều kiện cho việc tiến hành các hoạt động nhằm chẩn đoán ung thư cổ tử cung sớm.
Tại hội thảo, ThS. Anna Frisch, Giám đốc chương trình GIZ - ThS, nhấn mạnh: “Phòng chống ung thư cổ tử cung là một vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bằng cách chia sẻ các kinh nghiệm về các phương pháp sàng lọc khác nhau, các vị đại biểu sẽ góp phần vào sự thành công của hội thảo, hướng tới sự cải thiện trong công tác phòng chống ung thư cổ tử cung ở Việt Nam trong tương lai”.
Cùng quan điểm với ThS. Frisch, Bs. Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định, ung thư cổ tử cung có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Do đó, sàng lọc và điều trị tiền ung thư là phương pháp dự phòng thứ cấp cần được khuyến khích áp dụng và được thảo luận tại các hội nghị giống như tại hội thảo này.
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư gây tử vong cao thứ hai đối với phụ nữ Việt Nam do phát hiện và chẩn đoán muộn. Để đương đầu với thách thức này, Chương trình y tế GIZ đã phối hợp với phía Việt Nam bổ sung chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện tại 5 tỉnh là Phú Yên, Thanh Hóa, Yên Bái, Nghệ An và Thái Bình.
Chương trình Y tế trong khuôn khổ Hợp tác Phát triển giữa Việt Nam và CHLB Đức, có tên gọi “Tăng cường Hệ thống Y tế tuyến tỉnh” đã hỗ trợ Việt Nam từ năm 2009. Dự án được ủy nhiệm và tài trợ bởi Bộ Hợp tác Phát triển Liên bang Đức (BMZ). Thay mặt cho BMZ, chương trình y tế này do GIZ thực hiện.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV.

Hỏi: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thật sự hiệu quả? Nên tiêm vào thời điểm nào thích hợp nhất? (Phan Thảo - Quận Đống Đa, Hà Nội)
Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.
 Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Trả lời: Cần hiểu đúng về vấn đề tiêm phòng trong ung thư cổ tử cung. Thật sự, vấn đề tiêm phòng là để tránh tình trạng bị lây nhiễm virus gây bệnh bướu gai ở người (HPV: human papilloma virus) chứ không phải để ngừa ung thư cổ tử cung.

Các công trình nghiên cứu đã chứng minh 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus này. 

Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV. 

Như vậy, để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần phải tiêm phòng HPV và khám phụ khoa định kỳ để được làm phết tế bào âm đạo -cổ tử cung.

Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Bé gái có chiếc mũi đáng sợ vì khối u mạch máu

(Kiến Thức) - Bé gái người Anh hết sức vui mừng sau khi được phẫu thuật tái tạo mũi bị biến dạng do một khối u lành tính.

Mặc dù bị sinh non ở 27 tuần tuổi, Zoe Mitchell là một bé gái khỏe mạnh và phát triển rất bình thường trong bệnh viện. Nhưng trong vòng vài ngày sau đó, một vết bớt nhỏ màu đỏ đã xuất hiện trên sống mũi của cô bé. Dần dần, vết bớt nhỏ nhanh chóng phát triển thành một khối lớn, màu tím và bắt đầu khiến cô bé nghẹt thở.
 Mặc dù bị sinh non ở 27 tuần tuổi, Zoe Mitchell là một bé gái khỏe mạnh và phát triển rất bình thường trong bệnh viện. Nhưng trong vòng vài ngày sau đó, một vết bớt nhỏ màu đỏ đã xuất hiện trên sống mũi của cô bé. Dần dần, vết bớt nhỏ nhanh chóng phát triển thành một khối lớn, màu tím và bắt đầu khiến cô bé nghẹt thở. 
Sau đó, các bác sĩ đã chẩn đoán Zoe Mitchell bị một khối u mạch máu lành tính trong da.
Sau đó, các bác sĩ đã chẩn đoán Zoe Mitchell bị một khối u mạch máu lành tính trong da.