Học theo hạnh Bồ-tát Quán Thế Âm

Học theo hạnh Bồ-tát Quán Thế Âm, nguyện luôn đem những điều hạnh phúc và bình an đến tất cả mọi người.

Nhân ngày vía Bồ-tát Quán Thế Âm, thầy trò chúng tôi lại có dịp để quây quần bên nhau, cùng thiền, cùng lắng nghe những lời dạy, lời nhắc nhở của thầy. Buổi chia sẻ bắt đầu bằng bữa cơm thân mật và đầm ấp. Chúng tôi cùng ăn trong chánh niệm, cùng cảm nhận giây phút hiện tại nhiệm màu và nhớ đến công ơn những người đã làm ra thức ăn, công lao tác vất vả của những người nông dân. Từng món ăn đều được chúng tôi trân trọng và thưởng thức trong sự tỉnh giác.
Bữa ăn kết thúc với sự hoan hỷ của tất cả mọi người. Thầy cũng nhẹ nhàng thỉnh chuông để chúng tôi có những giây phút lắng lòng bên nhau, xua tan những phiền não, vọng tưởng để cùng biết ơn bữa ăn và trân quý giây phút hiện tại bằng những nụ cười, những đôi mắt trìu mến cho nhau. Thầy trò cùng thưởng thức sự tĩnh lặng, sự ấm áp trong không gian yêu thương và cùng giữ gìn sự chánh niệm qua từng hơi thở.
Một buổi uống trà, tĩnh lặng của thầy trò. Ảnh: Thuần Trí.
 Một buổi uống trà, tĩnh lặng của thầy trò. Ảnh: Thuần Trí.
Thật sự là giây phút khó diễn tả, tôi cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương to lớn từ thầy giành cho tất cả chúng tôi. Thầy tâm sự với chúng tôi rằng hôm nay là một ngày vô cùng tuyệt vời, vì vừa có thêm một người bạn tham gia vào nhóm chữa bệnh không dùng thuốc do thầy lập ra.
Điều này thật tuyệt vời, thầy dặn chúng tôi rằng “thân bệnh là do tâm bệnh mà ra, muốn chữa thân bệnh thì phải chữa lành tâm bệnh”. Quả thật lời dạy này rất chí lý. Ai cũng muốn khỏe mạnh, ai cũng muốn thân tâm an lạc nhưng không ai thực hành để có được điều đó chính vì người ta vẫn tham dục, sân si nên tâm u mờ, tăm tối, thân cũng vì thế mà mang bệnh.
Tâm bệnh chính là vì người đó vô minh, không biết đúng sai, phải trải, cái thấy còn hạn hẹp, nông cạn. Chính vì cái thấy sai, nên hành động sinh ra cũng là sai. Nghĩ sai làm sai mà cứ tưởng là đúng. Chính vì thế thầy luôn nhắc nhở chúng tôi phải học hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Ngài Quán Thế Âm có ngàn mắt, ngàn tay, cái thấy của ngài sáng suốt, không ngăn ngại, chiếu soi được tất cả. Không những thế Ngài có ngàn tay để có thể cứu giúp mọi chúng sinh trong ba nẻo sáu đường, hướng tất cả thực hành Phật pháp. Chúng ta đôi khi dù thấy đúng, dù biết việc nên làm nhưng lại bỏ qua không làm, trì hoãn. Chính điều này khiến chúng ta không thể có được sự an lạc vì còn bị đưa đẩy bởi những nghiệp xấu ác.
Thầy khuyến khích chúng tôi phải cố gắng ngồi thiền, chánh niệm tỉnh giác để có cái thấy biết đúng và phải hành động đúng với cái thấy mà không được trì hoãn. Thầy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thầy biết và hành động. Thiếu một trong hai sẽ làm mọi thứ đi theo con đường sai lệch, nhầm lẫn. Vì vậy giữ gìn ý nghiệp của bản thân, thực hành thiền đình để có cái nhìn sáng suốt và đúng đắn là điều thầy muốn chúng tôi mài dũa.
Sau buổi chia sẻ, tôi cảm thấy vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc khi được lắng nghe những lời dạy từ tâm, những chia sẻ từ chính trải nghiệm của thầy chứ không qua bất kỳ sách vở nào, đó là những kinh nghiệm được đúc kết qua những năm tháng học Phật, tu theo Phật của thầy mà chính thầy đã làm tấm gương sáng cho chúng tôi.
Những lời thầy dạy tôi sẽ khắc ghi trong tâm và luôn lấy đó làm những lời nhắc nhở mình thực hành đúng những lời dạy của Phật, học theo hạnh Bồ-tát Quán Thế Âm, và nguyện luôn đem những điều hạnh phúc và bình an đến tất cả mọi người. Nguyện cầu tất cả đều bình an và tinh tấn trên bước đường tu học của mình.

Sự cần thiết của Bồ-tát trong xã hội hiện đại

Bồ-tát có hai hạng là Bồ-tát từ quả hướng nhân và Bồ-tát từ nhân hướng quả. Bồ-tát từ quả hướng nhân là các vị đã thành tựu quả vị Phật, nhưng vì tâm đại từ bi đối với chúng sanh ở cõi nhân gian mà các ngài hiện thân làm người để cứu độ họ thoát khỏi khổ đau và sống trong Chánh pháp. 

Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Được xây dựng từ những thế kỷ đầu Công nguyên, chùa Dâu là ngôi chùa lâu đời nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nét đặc trưng nhất của chùa Dâu là tháp Hòa Phong. Tương truyền tháp do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dựng từ đời Trần. Xưa tháp cao 9 tầng nhưng nay chỉ còn lại 3 tầng dưới với chiều cao khoảng 17 m.
 Nét đặc trưng nhất của chùa Dâu là tháp Hòa Phong. Tương truyền tháp do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dựng từ đời Trần. Xưa tháp cao 9 tầng nhưng nay chỉ còn lại 3 tầng dưới với chiều cao khoảng 17 m.
Tháp Hòa Phong hình vuông với chiều dài mỗi cạnh gần 7 m. Loại gạch xây tháp là gạch cỡ lớn được nung thủ công đến mức có màu sẫm như vại sành.
Tháp Hòa Phong hình vuông với chiều dài mỗi cạnh gần 7 m. Loại gạch xây tháp là gạch cỡ lớn được nung thủ công đến mức có màu sẫm như vại sành. 
Trước mặt tháp có tượng một con cừu đá hình dáng rất đặc biệt.
 Trước mặt tháp có tượng một con cừu đá hình dáng rất đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu nói rằng niên đại của con cừu đá này từ đời Hán.
 Các nhà nghiên cứu nói rằng niên đại của con cừu đá này từ đời Hán.
Nó là dấu tích cổ xưa nhất còn sót lại trong ngôi chùa hơn ngàn tuổi này.
Nó là dấu tích cổ xưa nhất còn sót lại trong ngôi chùa hơn ngàn tuổi này.
Bốn góc tường phía trong tháp Hòa Phong là 4 pho tượng Tứ Thiên vương.
 Bốn góc tường phía trong tháp Hòa Phong là 4 pho tượng Tứ Thiên vương.
Tứ Thiên vương theo truyền thuyết là những vị sống trên núi Tu-di với nhiệm vụ bảo vệ và hộ trì Phật pháp.
 Tứ Thiên vương theo truyền thuyết là những vị sống trên núi Tu-di với nhiệm vụ bảo vệ và hộ trì Phật pháp.
Phía trên treo một chiếc chuông và một chiếc khánh cổ. Chiếc khánh được đúc năm 1817.
 Phía trên treo một chiếc chuông và một chiếc khánh cổ. Chiếc khánh được đúc năm 1817.
Trên thượng điện của chùa có một pho tượng đặc biệt màu đồng hun. Đó là tượng nữ thần Pháp Vân (thuộc tứ pháp là: Vân, Vũ, Lôi, Điện).
 Trên thượng điện của chùa có một pho tượng đặc biệt màu đồng hun. Đó là tượng nữ thần Pháp Vân (thuộc tứ pháp là: Vân, Vũ, Lôi, Điện).
Một pho tượng khác cũng đáng chú ý là tượng Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài là người đã mở ra dòng thiền đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỷ 6.
 Một pho tượng khác cũng đáng chú ý là tượng Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài là người đã mở ra dòng thiền đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỷ 6.
Kiến trúc chùa Dâu tuân theo lối cổ truyền là "nội công ngoại quốc" với bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh lấy 3 tòa chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện nằm ngang.
 Kiến trúc chùa Dâu tuân theo lối cổ truyền là "nội công ngoại quốc" với bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh lấy 3 tòa chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện nằm ngang. 
Một góc tòa Thượng điện.
Một góc tòa Thượng điện.
Hai bên tòa Thượng điện là hai dãy nhà thờ Thập bát La hán theo cách bài trí thường thấy ở các ngôi chùa.
 Hai bên tòa Thượng điện là hai dãy nhà thờ Thập bát La hán theo cách bài trí thường thấy ở các ngôi chùa.
Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét.
Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét. 
Nằm sau cùng chùa là vườn tháp, nơi lưu giữ hài cốt của các nhà sư tu hành tại chùa Dâu.
 Nằm sau cùng chùa là vườn tháp, nơi lưu giữ hài cốt của các nhà sư tu hành tại chùa Dâu.







Chết không phải hết

Đời người, ai cũng chết, nghĩa là ai cũng sẽ một lần xả báo thân tứ đại để vân du theo nghiệp lực mà mình đã tác tạo đời này, đời khác. 

Và chết, cứ nghĩ là tắt thở rồi thôi, người nào cũng giống nhau cả. Ai dè, không phải thế, có người muốn chết không được, vì nghĩ sống khổ quá, chết quách cho xong; có người bằng mọi cách để sống, nhưng mà đâu có được, vô thường gọi tên bằng hơi thở ra, không vào được nữa!