Hoàng hậu che nửa khuôn mặt mỗi lần ân ái và cái kết bi thảm

Khi bị chồng ghẻ lạnh, hoàng hậu này đã tìm cách tư thông với loạt trai trẻ đẹp và dần dần mọi chuyện bị bại lộ dẫn đến bi kịch.

Từ Chiêu Bội xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt. Người phụ nữ này là cháu nội của Từ Hiếu Tự - một trọng thần trong triều đình Nam Tề. Đời cha cũng là một trong những vị quan được triều đình nể trọng. Lúc đến tuổi cập kê, Từ Chiêu Bội thuộc hàng tuyệt sắc giai nhân khiến cho biết bao nhiêu công tử con nhà giàu mong muốn được kết hôn.

Năm 518, Từ Chiêu Bội trở thành chính thất vương phi của Đông Tương Quận Vương - Lương Nguyên đế Tiêu dịch. Đông Tương Quận Vương là người có tài trí song toàn, giỏi giang, đọc rộng hiểu nhiều, tri thức uyên thâm, song ngoại hình lại không mấy ấn tượng, bị hỏng một bên mắt và bất tài trong trị quốc.

Hoang hau che nua khuon mat moi lan an ai va cai ket bi tham

Trở thành chính thất trong một cuộc hôn nhân kiểu bị bắt ép, Từ Chiêu Bội mang trong lòng nỗi hậm hực, chán nản. Với sắc đẹp của mình, Từ Chiêu Bội hoàn toàn có thể có một tướng công tuấn tú, đẹp mã, tài giỏi, còn Đông Tương Quận Vương thiếu hẳn những điều này. Vào đúng ngày xuất giá, mưa bão lớn trút xuống, cây cối gãy đổ, trong phút chốc tuyết phủ trắng đường, Từ Chiêu Bội ngồi trên xe ngựa đã linh cảm điềm chẳng lành sắp ập xuống.

Từ khi kết hôn, cuộc sống hôn nhân chẳng có ngày nào hạnh phúc và dần rơi vào cảnh tẻ nhạt. Đông Tương Quận Vương và Từ Chiêu Bội khó hòa hợp, kể cả chuyện chăn gối, phòng the cũng nguội ngắt. Ngay từ khi trở thành vợ chồng, Từ Chiêu Bội không hề tôn trọng chồng, trái lại thường xuyên giễu cợt, chê bai. Người phụ nữ này chọn cách trang điểm một bên mặt khi gặp chồng hay những lúc ân ái, dụng ý muốn nói rằng Đông Tương Quận Vương chỉ có một bên mắt nên chỉ trang điểm một nửa.

Ngày tháng trôi qua, Từ Chiêu Bội bị tù túng trong cuộc hôn nhân không như mong đợi rồi sa vào rượu chè để quên nỗi sầu. Càng sống lâu với nhau, tình nghĩa phai nhạt, chứng kiến vợ giễu cợt khó lòng chấp nhận, Đông Tương Quận Vương dần xa lánh, tìm đến với những mỹ nữ khác để tìm chút niềm vui hiếm hoi. Từ Chiêu Bội nhìn thấy việc chồng rời xa, ghẻ lạnh, nhưng chẳng có cách nào để hai bên hòa hợp, cứu vãn hôn nhân.

Trong khi chồng vui thú với các mỹ nhân, Từ Chiêu Bội cũng không chịu kém cạnh. Bà tìm kiếm nhân tình để sưởi ấm trái tim và cảm xúc đã nguội lạnh vì cuộc hôn nhân không như ý.

Người phụ nữ này cặp với nhiều chàng trai trẻ phong lưu, tuấn tú, đạo mạo, tài giỏi thơ ca... Không hề nể mặt chồng, Từ Chiêu Bội tư thông với Kỳ Quý Giang là một đại thần trong triều. Đại thần này sở hữu gương mặt tuấn tú, vẻ bề ngoài khôi ngô đã chinh phục trái tim của người phụ nữ bấy lâu không được hưởng trọn một ngày hạnh phúc. Từ những cuộc gặp đầu tiên, cả 2 người đã phải lòng nhau. Mỗi khi Kỳ Quý Giang vào kinh thành, Từ Chiêu Bội lại nhờ người hầu dẫn đại thần này vào cung để tư thông. Thời điểm đó, Từ Chiêu Bội đã ở tuổi trung niên, vậy mà đam mê với chuyện chăn gối, quyến rũ đàn ông vẫn chưa hề giảm xuống.

Không chỉ có Kỳ Quý Giang, danh sách nhân tình của Từ Chiêu Bội dài dằng dặc. Hạ Huy - thi nhân đương thời cũng lọt vào mắt xanh của Từ Chiêu Bội. Nhưng "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra", chuyện tư thông với nhân tình của Từ Chiêu Bội dần dần bị phát giác, mọi người trong cung bàn tán xôn xao. Đông Tương Quận Công dù có ngoại hình không cuốn hút song đường đường chính chính vẫn là người đứng đầu đại triều nên không thể chấp nhận được việc vợ công khai đi lại với những người đàn ông khác. Khi mọi chuyện đi quá giới hạn chịu đựng, Đông Tương Quận Công sai người giết chết một nhân tình của Từ Chiêu Bội cho hả cơn giận bị "cắm sừng" chất chứa bấy lâu.

Hàng ngày sống trong cảnh bị chồng ghẻ lạnh, Từ Chiêu Bội nảy sinh âm mưu tàn độc trong lòng. Bất cứ phi tần nào mang thai, người phụ nữ này đều tìm cách hãm hại và giết chết. Trong khi gây nhiều việc ác tày trời như vậy, song Từ Chiêu Bội lại tỏ ra quý mến, chia sẻ, đồng cảm với những phi tần thất sủng và coi việc họ không được sủng ái nữa là niềm vui của mình.

Mặc dù sinh cho Đông Tương Quận Công một con trai nhưng vì mối quan hệ vợ chồng lạnh nhạt nên con trai của bà ta cũng không được quý mến hay cất nhắc để kế vị. Thân là Hoàng hậu mà làm những điều khó ai chấp nhận được nên càng khiến Đông Tương Quận Công càng căm ghét vợ và lên kế hoạch sát hại.

Năm đó, trong cung có một cung nữ bị chết do bệnh dịch, Đông Tương Quận Công đổ lỗi do âm mưu của Từ Chiêu Bội gây ra. Mặc dù không hề gây ra sự việc song bị gán cho trọng tội, Từ Chiêu Bội còn bị ép phải tự vẫn. Bà ta chọn cách nhảy xuống giếng dẫn đến cái chết bi thảm. Sau khi vợ đã qua đời, Đông Tương Quận Công không những không xót xa còn cấm con trai khóc lóc tiếc thương mẹ, đưa thi thài về trả cho cha mẹ của Từ Chiêu Bội.

Ngồi ở vị trí mẫu nghi thiên hạ, vì cuộc hôn nhân kém hạnh phúc, Từ Chiêu Bội thay đổi bản thân, cặp kè với nhiều đàn ông. Trải qua biết bao ân ái, cuộc đời lại kết thúc trong cay đắng và tủi nhục. Theo lẽ thường, Hoàng hậu thường được an táng bên cạnh Hoàng đế hoặc nơi có lăng mộ uy nghi thì người phụ nữ này bị trả về nhà mẹ đẻ - một cái kết bi ai cho một giai nhân tuyệt sắc không biết giữ mình.

Vì sao Hòa Thân nhất quyết không động tới 3 loại tiền này?

Nghe có vẻ khó tin nhưng dù tham đến mấy, cũng có 3 loại tiền mà Hòa Thân tuyệt đối không động đến. Đó là tiền dùng vào những việc gì.

Nói đến Hòa Thân, chắc hẳn mọi người đều đã từng nghe. Ông ta là một đại tham quan thời nhà Thanh (Trung Quốc). Đã từng có rất nhiều những bộ phim làm về cuộc đời cũng như miêu tả lại lòng tham của nhân vật này.

Về tài sản mà Hòa Thân tham ô thực sự không thể nói rõ, bởi trong dân gian, mỗi người lại phỏng đoán ra một con số khác nhau. Nhưng dù thế nào thì số tiền mà Hòa Thân tham nhũng được cũng là không đếm xuể, từ cổ chí kim cũng chưa từng có ai như vậy!

Trong ghi chép về sự kiện "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân" có tường thuật lại rằng:

Khi đó, đã tịch thu được hơn 32.000 lượng vàng được cất giấu trong những bức tường lớn và dày, hơn 3 triệu lượng bạc được giấu kín đáo trong những căn hầm sâu.

Ngoài ra, Hòa Thân còn cho thuê hơn 126.000 mẫu ruộng, hơn 1000 căn nhà, cùng với đó là biết bao châu báu, ngọc ngà, trang phục, thư tịch...

Vi sao Hoa Than nhat quyet khong dong toi 3 loai tien nay?

Ảnh minh họa.

Đây chỉ là những ghi chép trong bản ghi chép về sự kiện "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân", có lẽ sẽ còn rất nhiều những chi tiết khác liên quan đến sự việc trên mà bản ghi chép này không ghi lại.

Cũng sau lần tịch thu gia tài của Hòa Thân, đã xuất hiện một cách nói rất hài hước: "Hòa Thân sụp đổ, Gia Khánh ấm no" (ý muốn nói sự sụp đổ của Hòa Thân, số tài sản bị tịch thu của ông ta đã khiến cho Hoàng đế Gia Khánh được hưởng lợi rất nhiều).

Vậy nhưng, chúng ta có từng đặt ra câu hỏi: Tại sao một đại tham quan như Hòa Thân lại có thể tồn tại nhởn nhơ như vậy, không những thế còn được vua Càn Long thời đó dung túng, sủng ái, dù có biết những hành động tham ô của Hòa Thân, Càn Long còn "mắt nhắm mắt mở" cho qua?

Để được Càn Long ưu ái đến vậy, Hòa Thân cũng có những nguyên tắc riêng trong cuộc sống của mình, ngoài cái miệng rất biết cách nịnh nọt, khách quan mà nói, Hòa Thân cũng thật sự là một nhân tài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Càn Long sủng ái Hoà Thân.

Đương nhiên, ngoài những điểm này ra, Hòa Thân cũng có một số điểm tốt khác rất đáng nể, một trong số đó là "nguyên tắc tham ô". Hòa Thân tham không ai bằng, thế nhưng ông ta tuyệt nhiên "nói không" với số tiền dùng vào 3 việc sau đây.

Vi sao Hoa Than nhat quyet khong dong toi 3 loai tien nay?-Hinh-2

Phủ Hòa Thân.

Tiền cứu trợ thiên tai

Trong lịch sử, việc nhân dân bị tham quan bóc lột chẳng phải là chuyện hiếm gặp. Có những tham quan thậm chí còn nhẫn tâm ăn chặn cả tiền cứu trợ thiên tai của nhân dân, sự sống chết của nhân dân ra sao chúng không quan tâm.

Vậy nhưng đại tham quan Hòa Thân lại khác. Ông ta có một nguyên tắc, đó là không động đến lương thực và tiền cứu trợ của người dân.

Đã từng có rất nhiều dân nghèo kiệt quệ được cứu giúp nhờ vào việc Hòa Thân dùng kế "rắc cát vào lương thực" để tránh việc lương thực cứu trợ bị những tên tham quan ăn chặn. Việc này đã chứng minh sự khôn ngoan cũng như biết nghĩ cho dân nghèo của Hòa Thân.

Được nhờ vả nhưng nếu không làm được sẽ tuyệt đối không nhận

Rất nhiều tham quan một khi thấy tiền là sáng mắt, chưa cần biết việc đối phương nhờ vả là gì, cứ giao tiền ra trước rồi mới bàn chuyện tiếp! Còn tham quan Hòa Thân tuy tham nhưng lại có nguyên tắc riêng của mình.

Đối với những chuyện làm không được nhưng lại bị nhờ vả, ông sẽ từ chối và không lợi dụng chiếm bất cứ lợi ích nào từ đối phương.

Vi sao Hoa Than nhat quyet khong dong toi 3 loai tien nay?-Hinh-3

Ảnh minh họa.

Thực ra, nguyên tắc làm việc này của Hòa Thân cũng thể hiện rõ sự cẩn thận, thông minh, nhạy bén với thời cuộc của ông.

Việc biết từ chối, không nhận tiền "vô tội vạ" này của ông đã giúp ông tránh được việc những kẻ thù luôn túc trực để tóm lấy điểm sơ hở của mình, như vậy cũng tránh đi được một mối nguy lớn, giúp cho cuộc sống của đại tham quan an toàn hơn phần nào.

Không tham tiền dùng vào việc tổ chức thi cử

Các kì thi là những sự kiện quan trọng, có liên quan và ảnh hưởng đến tương lai của cả một đất nước, do đó ở thời phong kiến các triều đại đều rất coi trọng, để tâm đến.

Phàm những ai khinh suất hay nhúng tay làm điều mờ ám trong các kì thi, nếu bị phát hiện đều sẽ có những kết cục rất thảm và kết cục của những người làm điều sai trái này còn bị đem ra để "giết gà dọa khỉ", nghiêm túc cảnh cáo đến những người đang có ý định tương tự.

Hòa Thân tuy là một tên tham quan nhưng làm gì cũng rất tỉ mỉ, cận thận, tuyệt đối không khinh suất mà làm càn. Ông ta cũng biết rõ tầm quan trọng của những kì thi đối với triều đình nên tuyệt đối không bao giờ "nhúng tay" làm bậy, mà sẽ tuân thủ luật pháp, giữ lấy nguyên khí cho quốc gia.

Cũng nhờ biết kiêng dè, "tham có nguyên tắc" trên mà Hòa Thân đã trở thành một ái thần, được Càn Long dung túng suốt bao năm.  

Dung phi qua đời, Càn Long làm điều gì khiến các quan bất mãn?

Vì một sủng phi, Càn Long đã làm ra một việc chưa từng có tiền lệ, khiến bá quan văn võ bất mãn.

Trong số các phi tần của Càn Long, có một vị phi tử vô cùng đặc biệt. Nàng không phải hoàng hậu, chẳng phải quý phi, cũng không con không cái, nhưng giữa một rừng hoa nơi hậu cung, nàng là một trong số ít những người được lịch sử nhắc tới trong cuốn "Hậu phi truyện". Người đó chính là Dung phi của Càn Long đế.

Dung phi là người Duy Ngô Nhĩ, họ Hòa Trác Thị. Trong truyền thuyết, Dung phi được miêu tả là một người con gái có dung mạo vô cùng đặc biệt, khác biệt so với tất cả mọi người xung quanh.