Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần "gắt" hơn cả thi Hoa hậu

Nếu như Hoàng hậu là một ngoại lệ duy nhất, thường có xuất thân cao quý, thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt thì phi tần được chọn từ nguồn mở rộng, không quan trọng xuất thân sang hèn.

Trong sáng như hoa sen, tự nhiên không chải chuốt
Vào thời nhà Tần, Hoàng đế tuyển chọn phi tần đều rất đề cao vẻ đẹp trời cho.
Theo đó, những cô gái muốn nhập cung phải sở hữu dung nhan xinh đẹp tự nhiên. Lý do mà trước kia những mỹ nữ như Hạ Cơ, Tức Quy, Tây Thi đều khiến nam nhân trong thiên hạ say đắm là bởi các nàng sở hữu vẻ đẹp tựa như tiên nữ ngay cả khi không trang điểm.
Hoang de Trung Hoa tuyen phi tan
Ảnh minh họa. 
Tương truyền rằng năm xưa Tây Thi vì xuất thân bần hàn nên không có y phục đẹp đẽ để mặc, chỉ có thể vận vải thô, áo gai. Vậy nhưng dung nhan mỹ miều trời sinh của nàng vẫn khiến cho nhiều người mê mẩn, trong đó có cả Ngô vương Phù Sai.
Tư chất đoan chính, hiểu biết lễ nghĩa
Đến thời nhà Hán, trải qua một vòng biến đổi, vua chúa nhìn mỹ nhân nhiều cũng sinh nhàm chán, liền bắt đầu muốn thưởng thức những người đẹp đoan trang. Vì vậy, tiêu chuẩn tuyển chọn phi tử của thời kỳ này thường lấy lễ nghĩa làm đầu.
Các sủng phi nổi tiếng của các Hoàng đế Hán triều đều là những người vừa xinh đẹp, vừa hiểu lễ nghĩa. Nếu như Hoàng hậu Trường Yên của Hán Huệ Đế nổi tiếng đoan trang, thì Vệ Tử Phu – sủng phi của Hán Vũ Đế lại hơn người ở cả dung nhan và đức hạnh.
Trong khi đó, Hoàng hậu Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế người cũng như tên, khi múa thì mềm mại như chim yến, tài nghệ có thể sánh ngang với những vũ công nổi tiếng ngày nay.
Thông minh, phong nhã, thoát tục
Học thuyết Phật giáo đặc biệt thịnh hành vào thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, nên các Hoàng đế bắt đầu chuyển mắt xanh sang những cô gái hiểu biết, hoạt bát, thoát tục.
Hậu cung vì vậy cũng trở thành nơi trổ tài ăn nói, tập hợp những mỹ nữ vừa có khí chất thần tiên, lại vừa thông minh, trí tuệ hơn người.
Mỗi triều đại sẽ có những dao động khác biệt nhưng về cơ bản việc tuyển chọn cung nữ, khi có chiếu chỉ của Vua, sẽ diễn ra theo các bước như sau. Đầu tiên, một hội động tuyển chọn được thành lập. Hội đồng này sẽ gửi thông báo cho các quan chức đứng đầu các địa phương trong cả nước. Bản danh sách những phụ nữ chưa kết hôn và không dị tật theo từng vùng sau đó được thu thập và gửi trở lại Hội Đồng. Từ đó quá trình xét duyệt tuyển chọn chính thức bắt đầu.
Ví dụ như triều đại nhà Minh đời vua Minh Hy Tông (trị vị 1620-1627) chẳng hạn. Năm 1621, Minh Hy Tông ban chiếu chỉ chọn phi tần. Hội đồng tuyển chọn đứng đầu là Thái giám Ngụy Trung Hiền (một trong những Đại hoạn quan nổi tiếng và giàu quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc “góp công” lớn làm suy tàn trầm trọng Vương triều của Hy Tông sau này) lập tức gửi thông báo tới cá địa phương.
Từ bản danh sách cung cấp bởi các châu huyện trên cả nước, có tổng cộng 5000 thiếu nữ trẻ trong độ tuổi 13-16 góp mặt ở vòng sơ tuyển phi tần tại Tử Cấm Thành, gồm 4 vòng loại nhỏ. Vòng một, 5000 ứng viên xếp thành hàng, mỗi hàng chẵn 100 người. 1000 người vì quá cao, quá thấp hoặc quá béo quá gầy sẽ bị loại ở vòng này.
Để trở thành phi tần trong hậu cung của Vua, các thiếu nữ trên cả nước Trung Quốc phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn.
Vòng hai, các thành viên trong Hội đồng tuyển chọn – tất nhiên đều là Hoạn quan – sẽ kiểm tra kỹ lưỡng cơ thể của từng thiếu nữ, đánh giá giọng nói và cách cư xử của các ứng viên. Vòng này sẽ loại tiếp 2000 người nữa.
Vòng ba, các Hoạn quan sẽ tập trung vào việc xem xét bàn chân bàn tay đồng thời quan sát đánh giá ngôn ngữ cơ thể của ứng viên qua cách họ đi đứng, di chuyển. Vòng này thêm 1000 người nữa sẽ bị loại. 1000 thiếu nữ còn lại sẽ bước tiếp vào vòng 4, tại đây Hội đồng tuyển chọn sẽ tiến hành việc kiểm tra phụ khoa. Hết vòng 4, Hội đồng sẽ loại tiếp 700 người.
300 thiếu nữ trải qua 4 vòng sơ tuyển sẽ được đưa và hậu cung, nơi họ trải qua hàng loạt các bài kiểm tra về trí thông minh, khí chất và đạo đức kéo dài ít nhất 3 tháng. Ở vòng chung kết này, 50 ứng viên hàng đầu sẽ được chọn làm Phi tần hay thê thiếp cho Hoàng đế. So với quá trình tuyển Phi tần cho Hoàng đế, rõ ràng các cuộc thi Hoa hậu thời hiện đại cũng chẳng khắt khe với lắm công đoạn và yêu cầu cao đến thế!
50 thiếu nữ xuất sắc nhất trên tất cả các phương diện này sẽ tiếp tục đối mặt với những bài thi về Toán học, Văn Học và Nghệ thuật, thậm chí còn trải qua những bài trắc nghiệm từ việc ở cạnh Thái hậu để từ đó có xếp hạng phù hợp trong “tập đoàn phi tần” của vua Minh Hy Tông.
Về cơ bản, phân cấp thứ bậc trong hậu cung của Hoàng đế Trung Quốc sẽ như sau: Hoàng hậu dĩ nhiên chiếm giữ vị trí số 1 với quyền lực cao nhất, thống lĩnh hậu cung. Dưới Hoàng hậu là tập đoàn Phi tần – đứng đầu là Hoàng quý phi, thường được gọi là Phó hậu – chính nhất phẩm. Dưới Hoàng quý phi là Quý phi – chính nhị phẩm, hai người tại vị.
Sau Quí phi là các Phi – chính tam phẩm, thường có 4 người. Dưới Phi là Tần – chính tứ phẩm, có 6 người. Còn lại là nhóm Tiểu chủ, là các thiếu nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không danh phận) của Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Trong Tiểu chủ tiếp tục phân chia cấp bậc gồm Quý Nhân, Thường tại, Đáp ứng (thấp nhất).
Dĩ nhiên, chỉ một vài trong số hàng trăm, thậm chí hàng ngàn phi tần cung nữ ở hậu cung nhận được sự ân sủng của Hoàng đế. Hầu hết sẽ dành cuộc sống của họ trong sự cô đơn, thậm chí cả đời trong Hậu cung mà không một lần nhìn thấy mặt vua.
Vẻ đẹp ở cả dung mạo và nội tâm của các mỹ nữ phi tần, đại đa số các trường hợp, giống như một lời nguyền hơn là phước lành đổi đời trong các triều đại Phong kiến Trung Hoa.

Thú vui bệnh hoạn của các sát nhân hàng loạt khét tiếng

(Kiến Thức) - Trong nhiều thế kỷ qua, dư luận thế giới từng rúng động trước hàng loạt vụ án rùng rợn do các sát nhân hàng loạt gây ra. Không chỉ gây án với thủ đoạn tàn bạo, kẻ thủ ác còn thực hiện những thú vui bệnh hoạn. 

Thu vui benh hoan cua cac sat nhan hang loat khet tieng
Jeffrey Dahmer là sát nhân hàng loạt khét tiếng lịch sử với thú vui bệnh hoạn khiến dư luận kinh hãi và phẫn nộ. Tên sát nhân người Mỹ này đã giết 17 nam giới trong 13 năm (từ năm 1978 - 1991). 

Hoàng đế Trung Hoa chung tình nhất: Cả đời chỉ bên 1 người

Việc một vị vua chung tình, không chịu nạp thê thiếp hay tuyển chọn phi tần mới là sự lạ trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Hiếm, lạ nhưng không phải là không có chuyện như vậy. Tuy nhiên, nếu chiếu theo quan điểm “chung tình” của thời hiện đại, tức cả đời chỉ yêu và cưới duy nhất 1 người phụ nữ, thì lịch sử Trung Quốc chỉ chứng kiến duy nhất một vị Hoàng đế “ứng nghiệm” mà thôi!

Tần Thủy Hoàng: Người đàn ông có số phận bi thảm nhất thế giới?

Tần Thủy Hoàng - vị vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc - được cho là người đàn ông có số phận bi thảm nhất thế giới khi đối diện với vô vàn biến cố trong cuộc đời.

Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc. Năm 13 tuổi, Doanh Chính đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, ông đã tiêu diệt 6 nước và tự xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49.