Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Một hệ sao kỳ thú bất ngờ tìm thấy trong không gian gây ngạc nhiên giới khoa học. Các hành tinh quay quanh quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ với khoảng thời gian 1,2, 3,6 và 6,2 ngày, ở khoảng cách gần nhất với sao chủ.

Các nhà thiên văn học CfA Joseph Rodriguez, Andrew Vanderburg, Jason Eastman, David Latham, và Samuel Quinn cùng đội ngũ các nhà khoa học của họ đã phát hiện ra ba hành tinh nhỏ quay quanh sao GJ9827 nằm ở khoảng cách tương đối gần khoảng 100 năm ánh sáng.
Ba hành tinh ngoại lai này có bán kính khoảng 1,6, 1,3 và 2,1 lần bán kính của Trái đất tương ứng. Tất cả chúng đều được phân loại là siêu Trái đất, nghĩa là với khối lượng lớn hơn Trái đất nhưng nhẹ hơn Sao Hải Vương.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
GJ9827 là một trong những ngôi sao ít được biết đến nhưng có nhiều hành tinh ngoại lai thường xuyên có những chuyến quá cảnh kỳ quái cùng bầu khí quyển đặc thù.
Không những thế, thành phần của các hành tinh này dự kiến có thể bao gồm đá và khí.
Các hành tinh quay quanh quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ với khoảng thời gian 1,2, 3,6 và 6,2 ngày, và tại các khoảng cách gần nhất với sao chủ, chúng có nhiệt độ khá nóng, ước tính là 898, 537 và 406 độ C.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.

Bất ngờ với khám phá hệ sao nhị phân lùn loại M

(Kiến Thức) - Một hệ sao nhị phân lùn loại M mới bất ngờ lọt vào tầm ngắm của các nhà khoa học. Kích thước chính của hệ sao này khoảng một nửa kích thước và khối lượng của mặt trời chúng ta, tương đương khoảng 0,46 bán kính mặt trời.

Sửng sốt từ trường phát ra từ trong hai ngôi sao nóng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện những điều thú vị liên quan tới từ trường trong vũ trụ được các nhà khoa học phát hiện. HR 3042 có thể là ngôi sao từ khá mạnh chứng minh nó là ngôi sao thừa một số kim loại.