
Vào thời nhà Thanh, thái giám được chia thành 13 cấp, chủ yếu làm việc trong Nội vụ phủ. Kính sự phòng thuộc Nội vụ phủ có nhiệm vụ ghi chép việc thị tẩm của hoàng đế cũng như thường xuyên tư vấn về "chuyện yêu" khi bậc đế vương có vướng mắc.

Do "chuyện yêu" của hoàng đế là chủ đề nhạy cảm của đàn ông nên Kính sự phòng hầu hết đều do thái giám phụ trách quản lý, cung nữ không thể tham gia.

Ngoài việc chịu trách nhiệm trừng phạt các cung nữ và thái giám khi mắc lỗi, Kính sự phòng sẽ ghi lại chi tiết ngày tháng và địa điểm mỗi lần hoàng đế thị tẩm phi tần, để tiện kiểm tra và đối chiếu tình hình mang thai, sinh con của họ trong tương lai.

Phi tần trong hậu cung của hoàng đế có từ hàng trăm cho tới hàng ngàn người. Do hậu cung đông đảo nên không phải phi tần nào cũng có cơ hội được hoàng đế thị tẩm.

Theo đó, nhiều phi tần muốn được sủng ái sẽ dùng vàng bạc, châu báu... để hối lộ quản sự của Kính sự phòng hoặc thái giám phụ trách bê mâm thẻ ghi tên của mỗi mỹ nhân để hoàng đế chọn.

Nếu thái giám nhận tiền hối lộ của phi tần nào thì sẽ đặt thẻ tên của người đó ở vị trí nổi bật nhất hoặc vị trí mà hoàng đế thường lấy để tăng cơ hội được chọn để thị tẩm đêm đó. Nhờ đó, phi tần được hoàng đế sủng hạnh và nếu may mắn có thể mang long thai.

Ngay cả sau khi sinh được hoàng tử, phi tần từng được thái giám của Kính sự phòng giúp đỡ vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Nhờ đó, cả phi tần lẫn thái giám đều đạt được điều mong muốn.

Trái lại, nếu phi tần "đắc tội" với Kính sự phòng thì các thái giám sẽ gây khó dễ, thậm chí còn khiến thẻ tên của họ không có trên mâm dâng lên hoàng đế. Điều này khiến phi tần đó khó có cơ hội được hầu hạ nhà vua.

Khoản hối lộ của phi tần thường gấp nhiều lần tiền lương hàng tháng của thái giám. Do đó, không ít hoạn quan tranh giành, thậm chí hối lộ quản sự để có được một vị trí trong Kính sự phòng, dù là chức vụ thấp nhất. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.