Hãy thiện lương như nước, giúp người nhưng không để mình bị tổn thương

Làm người hãy thiện lương như nước, nhu hòa lương thiện, nhưng không bao giờ có thể bị tổn thương. Đó là cách sống của bậc đại trí.

Làm người hãy thiện lương như nước

Nước là yếu tố chính cho sự sinh trưởng phát triển của vạn vật. Con người có thể không ăn cơm trong nhiều ngày vẫn có thể sống được. Thế nhưng, nếumột ngày không có nước, cơ thể sẽ vô cùng khó chịu, bức bối, sức sinh tồn cũng trở nên cạn kiệt.

Cổ nhân vẫn đánh giá, nước là nguyên tố vô tư, vô ngã, không sợ hãi. Nó vì vạn vật, vì nhân loại mà sinh ra, lưu chuyển bất kể ngày đêm, giân truân vất vả. Từ đó, giúp cho vạn kiếp nhân sinh cùng muôn loài có thể sinh trưởng mạnh mẽ.

"Đại Đạo tự thủy", có nghĩa đại đạo như nước. "Thượng thiện nhược thủy", có nghĩa bậc thượng thiện như nước. “Pháp tỷ như nước”, có nghĩa ra vết bẩn dù nhơ nhớp thế nào vẫn có thể rửa sạch. Làm người hãy thiện lương như nước, nhu hòa lương thiện, nhưng không bao giờ có thể bị tổn thương.

Hay thien luong nhu nuoc, giup nguoi nhung khong de minh bi ton thuong

Linh hoạt như nước là cách sống của bậc đại trí

Làm người hãy như nước, bạn cao, tôi lùi, quyết không che lấp ưu điểm của bạn.

Làm người như nước, bạn thấp, tôi tràn đến, bao dung cho khuyết điểm của bạn.

Làm người như nước, bạn động, tôi liền bước theo, không để bạn cô độc xoay xở.

Làm người như nước, bạn tĩnh, tôi yên, không can thiệp làm phiền đến cuộc sống của bạn.

Làm người như nước, bạn nóng, tôi liền sục sôi, hưởng ứng sự nhiệt tình thiên tâm của bạn.

Làm người như nước, bạn lạnh, tôi liền ngưng kết, không thờ ơ với giá lạnh trong tâm bạn.

Cái thiện cao nhất như nước, đời người thuận như dòng nước, tùy duyên mà yên định, không cưỡng cầu. Dù hoàn cảnh nghiệt ngã hay thuận lợi vẫn có thể thích nghi, bao dung vạn vật, bản thân lại vô cùng thuần tĩnh.

Sống ở đời, ngẩng đầu để nhìn xa, cúi đầu để thanh tỉnh

Đối mặt với nghịch cảnh, ngẩng đầu chính là sự bền bỉ; sống trong nhung lụa, cúi đầu là sự thanh tỉnh.

Con người sống ở đời, ngẩng đầu để nhìn xa, cúi đầu để thanh tỉnh

Khi bần hèn, thấp kém, đầu vẫn có thể ngẩng đó là khí phách, ở địa vị cao mà cúi đầu là sự khiêm tốn.

Tâm tốt nhưng miệng không tốt, mọi vinh hoa phú quý cũng sẽ mất

Làm người đừng dại để sự tức giận, cáu gắt chi phối tâm trí của mình rồi tước đoạt đi mọi phúc báo trời ban.

1. Nếu bạn nhẫn chịu được oan khất thì bạn là ngược được phúc báo

Nếu người khác nhục mạ, coi thường bạn thì bạn nên coi như được bội phục, ai làm bạn đau khổ cứ coi họ đến để tựu bạn. Làm tổn thương người khác chính là đang tự tiêu xài công đức của chính mình. Một người mà có tâm địa xấu xa thì chỉ là mang tiền đến cho người khác mà thôi.

Phật dạy: Trên 50 tuổi, không buông bỏ được 3 việc là thất bại

Tâm mang nhiều ác niệm, sẽ chẳng thể hạnh phúc. Biết buông bỏ được tham sân si, cõi lòng sẽ trở nên tĩnh tại, thanh thản, được giải thoát khỏi muộn phiền.

Buông bỏ đố kỵ, ghen ghét

Phật dạy: Đố kỵ là một loại độc dược khiến con người đánh mất bản tâm của mình, thậm chí tự đẩy bản thân vào chỗ chết. Ác niệm tham - sân - sĩ sẽ gặm nhấm nhân tính và hạnh phúc của một con người, nội tâm không an định, không thể thân người lại bị người cách xa.