Hành trình di cư giao phối bí ẩn của cá chình châu Âu

Mỗi năm, cá chình châu Âu sẽ tham gia vào một hành trình di cư đầy ngoạn mục, với điểm đến cuối cùng là biển Sargasso ở bắc Đại Tây Dương, nơi chúng giao phối một lần rồi chết.

Từ lâu nay, các nhà khoa học vẫn đoán rằng khu vực Biển Sargasso ngoài khơi Bắc Mỹ là đích đến cuối cùng trong hành trình di cư 6.500 km của lương thủy tinh (Anguilla anguilla), hay còn được gọi là cá chình châu Âu. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho điều này.

Hanh trinh di cu giao phoi bi an cua ca chinh chau Au

Số lượng cá chình châu Âu đã sụt giảm hơn 90% trên khắp lục địa trong vòng 30 năm qua. Ảnh: Reuters.

Cực kỳ nguy cấp

Tuy nhiên, nhờ những thiết bị công nghệ hiện đại, cuối cùng thì giả thiết này đã được khẳng định. Bằng cách gắn thiết bị theo dõi vệ tinh vào cá chình châu Âu, các nhà khoa học đã có thể theo dõi loài động vật này trong chặng cuối cùng của hành trình di cư hàng năm.

Những thông tin này sẽ giúp ích cho quá trình bảo tồn cá chình châu Âu, loài động vật đang nằm trong danh sách bị đe dọa tuyệt chủng.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể theo dõi cá chình châu Âu trên biển Sargasso, và chúng tôi rất vui khi có bằng chứng trực tiếp đầu tiên về hoạt động của cá chình châu Âu trưởng thành ở khu vực sinh sản của chúng", ông Ros Wright từ Cơ quan Môi trường Anh, người đứng đầu nghiên cứu, chia sẻ.

"Hành trình này sẽ tiết lộ những thông tin về sự di cư của cá chình châu Âumà trước đây chưa từng được biết tới", ông Wright nói thêm.

Mặc dù có vòng đời lên tới hàng chục năm, cá chình châu Âu đang phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa vào lúc này. Sự thay đổi các dòng chảy đại dương do biến đổi khí hậu, ô nhiễm và săn bắt quá đà khiến số lượng loài này trên lục địa già suy giảm nghiêm trọng.

Thêm vào đó, sự hình thành các con đập và công trình thủy điện cũng khiến hành trình di cư ra biển để sinh sản của chúng bị chặn lại.

Ông Dan Hayter, chuyên gia về cá chình châu Âu tại Cơ quan Môi trường Anh, đã theo dõi những cá thể loài này trên sông Blackwater ở Essex. Ông tận mắt chứng kiến sự sụt giảm khủng khiếp của chúng trong vòng 20 năm qua.

"Chúng ta đánh bắt cá chình châu Âu ở đây hàng năm. So với những con số lịch sử, sản lượng hiện rất thấp và đã giảm 95% so với thập niên 1980", ông Hayter cho biết.

Hanh trinh di cu giao phoi bi an cua ca chinh chau Au-Hinh-2

Các nhà khoa học kiểm tra các chỉ số môi trường sống của cá chình châu Âu trên sông Thames, London. Ảnh: European Eel Foundation.

Mặc dù đang bị đe dọa tuyệt chủng, cá chình châu Âu, đặc biệt là những con non, vẫn được coi là món ăn hấp dẫn ở Tây Ban Nha và một số nước Đông Á. Việc buôn bán cá chình non là phạm pháp, và chính vì vậy việc buôn lậu mặt hàng này đem lại lợi nhuận khổng lồ.

Hồi cuối tháng 9, Cơ quan Cảnh sát châu Âu Europol đã bắt giữ 29 cá nhân ở Tây Ban Nha cùng 20 người khác trên khắp châu Âu sau khi thu giữ 180 kg cá chình châu Âu non. Giá trị trên thị trường chợ đen của lô hàng này là vào khoảng 237.000 euro.

Theo lực lượng chức năng, nạn buôn lậu cá chình châu Âu đã gia tăng đáng kể từ khi các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu hàng đông lạnh (vì Covid-19) được dỡ bỏ.

Phát hiện quan trọng cho công tác bảo tồn

"Các tổ chức tội phạm đã trở lại với việc xuất khẩu trái phép cá chình châu Âu, được ngụy trang trong hành lý xách tay hay trong trường hợp đặc biệt là giấu trong các túi được bơm oxy. Chúng tôi cũng theo dõi những công vỏ bọc được thành lập chỉ để vận chuyển cá chình giấu trong thực phẩm đông lạnh. Chúng tôi muốn nhắc nhớ mọi người rằng việc xuất khẩu cá chình là hoàn toàn bị cấm", cơ quan cảnh sát Tây Ban Nha cho biết trong thông cáo báo chí về vụ việc.

Hồi năm 2020, Gilbert Khoo, một doanh nhân buôn bán hải sản người Anh đã bị buộc tội sau khi cảnh sát phát hiện người này xuất trái phép số lượng cá chình châu Âu non trị giá 53 triệu bảng từ London đến Hong Kong.

Khoảng 3 năm sau khi được sinh ra ở khu vực Biển Sargasso, những con cá chình châu Âu non sẽ trở lại bờ biển châu Âu khi vẫn còn rất nhỏ bé. Vì ở giai đoạn này của vòng đời, toàn thân chúng trong suốt - do đó chúng còn được gọi là "lươn thủy tinh".

Chúng sẽ bắt đầu việc thích nghi với nước ngọt và trưởng thành trên các dòng sông. Kích thước của chúng đạt đến khoảng một mét, và chúng sẽ tiếp tục gắn bó với các dòng sông cho đến khi sẵn sàng bơi ra biển một lần nữa để sinh sản rồi chết đi.

Do hành trình sinh sản của cá chình châu Âu bao phủ một khu vực rộng lớn trên Đại Tây Dương, rất khó để các nhà khoa học nắm bắt những gì xảy ra ở giai đoạn này. Các nghiên cứu trước đây về chúng chỉ có thể dõi theo các con trưởng thành khi chúng đến khu vực quần đảo Azores của Bồ Đào Nha.

Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã có thể gắn thiết bị theo dõi vào những con cá chình châu Âu trưởng thành ở Azores, và kết quả cho thấy chúng có thể bơi đến tận biển Sargasso ở phía bên kia Đại Tây Dương.

"Trước đây chúng tôi biết những con cá chình châu Âu có thể bơi đến Azores, nhưng những gì diễn ra sau đó vẫn chưa được khám phá", ông Wright cho biết.

Hanh trinh di cu giao phoi bi an cua ca chinh chau Au-Hinh-3

Sau 3 năm trôi dạt trên đại dương, những con cá chình châu Âu non sẽ trở lại các dòng sông của châu Âu. Ở giai đoạn này chúng được gọi là "lươn thủy tinh" và là món ăn rất được ưa chuộng. Ảnh: European Eel Foundation.

"Chúng tôi nghĩ là nếu có thể gắn thiết bị theo dõi ở Azores thì chúng tôi sẽ giải đáp được khúc mắc đó. Và chúng tôi đã làm được - theo dõi chặng cuối cùng của hành trình đến Biển Sargasso", ông Wright nói thêm.

Việc xác định khu vực cá chình đẻ trứng là rất quan trọng, vì điều này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân cho sự suy giảm của loài, cũng như thực hiện các biện pháp bảo tồn cần thiết.

Loại cá tiến vua ở VN tốt cho quý ông, người nuôi đổi đời

Loại cá này có giá vô cùng đắt đỏ nhưng vẫn được săn lùng vì ngon và bổ dưỡng.

Loai ca tien vua o VN tot cho quy ong, nguoi nuoi doi doi
 Cá chình từng là đặc sản tiến vua nổi tiếng.

Đây là 3 loại cá “bẩn nhất chợ”, bị liệt vào “danh sách đen”

Đi chợ nếu thấy 3 loại cá này nhất định phải tránh xa kẻo ăn vào thêm bệnh.

1. Cá chình

Cá chình có thể nuốt chửng con mồi trên cạn

Cá chình Moray có bộ hàm thứ hai. Những chiếc hàm phụ này có thể chụm về phía trước ngay lập tức để kẹp vào con mồi và kéo con vật vào miệng nó.

Ca chinh co the nuot chung con moi tren can

Cá thường cần nước di chuyển để đưa thức ăn từ miệng vào bụng. Nhưng với cá chình moray (Echidna nebulosa ), chúng có thể phục kích cua trên cạn bằng cách luồn lách từ biển để bắt mồi khi thủy triều xuống và các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng độ giật của hàm phụ của cá chình đủ mạnh để giúp nó nuốt chửng con mồi mà không cần rút lui xuống đại dương.

Rita Mehta, phó giáo sư tại Khoa Sinh thái học và Sinh học Tiến hóa tại Đại học California, cho biết, không giống như hầu hết các hàm ở hầu họng của các loài cá, hàm của cá chình “rất di động” và có thể chui qua cổ họng và vào miệng của nó.

Mehta đã mô tả cách cá chình moray tận dụng lợi thế này khi kiếm ăn trong nước, với hàm hầu họng của chúng hoạt động như "những chiếc kẹp tuyệt vời này tóm lấy con mồi". Trong nghiên cứu mới, được công bố ngày 7/ 6 trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm , Mehta và đồng tác giả Kyle Donohoe, một trợ lý nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Hệ thống Nhận thức và Cảm giác của UCSC, đã quay phim những con cá chình khi chúng gặm thức ăn khi ở ngoài nước.

Mehta cho biết: “Dựa trên những gì chúng tôi biết về cơ học của hàm yết hầu, có thể thấy rằng nếu cá chình có thể bắt được con mồi ở vùng triều hoặc trên cạn, chúng cũng có thể nuốt chửng con mồi trên cạn mà không cần phụ thuộc vào nước”.

Cơ dài kéo hàm yết hầu của cá chình về phía trước để tóm lấy con mồi rồi trượt nó xuống cổ họng.