Hành khách bị tạm giữ vì hô có bom trên máy bay tại sân bay Nội Bài

Khi chuyến bay của hãng hàng không Pacific Airlines chuẩn bị cất cách từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đi TPHCM, bất ngờ một hành khách la hét có bom, khiến chuyến bay phải tạm ngừng cất cánh để kiểm tra, còn hành khách bị tạm giữ. Chuyến bay bị chậm khởi hành hơn 5 tiếng đồng hồ.

Hanh khach bi tam giu vi ho co bom tren may bay tai san bay Noi Bai
Chuyến bay bị trên hơn 5 tiếng đồng hồ so với kế hoạch do hành khách hô có bom trên máy bay. Ảnh minh họa.
Theo đó, sự việc xảy ra lúc 11h25 ngày 12/11, tại sân bay Nội Bài. Khi đó, chuyến bay mang số hiệu BL6011 (số hiệu liên danh VN6011) của hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines, chuẩn bị cất cánh, bất ngờ một nam hành khách có biểu hiện tâm lý bất thường, liên tục la hét và nói có bom.

Ngay sau đó, phi hành đoàn đã triển khai quy trình ứng phó, tạm ngừng chuyến bay và phối hợp với lực lượng chức năng tại sân bay để xử lý sự việc.

Nam hành khách sau đó được lực lượng chức năng đưa vào nhà ga để tiến hành thẩm vấn, xử lý. Đồng thời, tất cả hành khách cũng được đưa trở lại nhà ga để tiến hành kiểm tra an toàn, an ninh đối với hành lý, hành khách và tàu bay theo quy định.

Trong thời gian chờ xử lý sự việc, Pacific Airlines đã điều một máy bay khác và tổ bay dự phòng để đưa hành khách từ Hà Nội đi TPHCM, chuyến bay dự kiến khởi hành lúc 17h chiều cùng ngày.

Hiện cơ quan chức năng tại sân bay Nội Bài vẫn đang tiếp tục xử lý đối với nam hành khách nêu trên. Sự việc đã làm cho chuyến bay bị chậm 5h35 phút so với thời gian dự kiến ban đầu.

Dừng toàn bộ hoạt động chở khách đi/đến Đà Nẵng từ 0h ngày 28/7

Tối 27/7, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách đi/đến Đà Nẵng trong thời gian 15 ngày, kể từ 0h ngày 28/7.

Theo đó, yêu cầu của Bộ GTVT áp dụng ngay từ 0h ngày 28/7 với toàn bộ hoạt động chở khách đi/đến Đà Nẵng bằng đường hàng không, hàng hải, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ (cả taxi, xe buýt, xe hợp đồng, xe khách...).

Lệnh cấm không áp dụng với các phương tiện chở hàng hoá, và 1 số trường hợp đặc biệt (chở chuyên gia, công nhân, người cách ly…).

Về khách rời Đà Nẵng, theo lãnh đạo Cục Hàng không, tới chiều 27/7 đã giảm rất nhiều, nhiều chuyến bay tăng cường đã phải huỷ vì không có khách. Nhiều khách đã lựa chọn rời Đà Nẵng bằng đường bộ, đường sắt, thậm chí đi đường bộ ra sân bay địa phường gần Đà Nẵng để về.

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, hàng không và đường sắt phải lên phương án hủy chuyến bay đi/đến Đà Nẵng. Cùng với đó, các doanh nghiệp thông báo áp dụng hoãn, đổi, trả vé miễn phí cho hành khách đã đặt vé đi lại từ nay tới giữa tháng 8 tới.

Ngoài Đà Nẵng, hoạt động giao thông đi lại ở các địa phương khác vẫn diễn ra bình thường.

Các đơn vị tăng cường áp dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh, như đo thân nhiệt hành khách, bắt buộc đeo khẩu trang, rửa tay, khử trùng phương tiện...

Vietnam Airlines, VietJet Air phải bồi thường 10 tỉ cho khách

Trong vòng 5 tháng, Vietnam Airlines đã phải bồi thường chậm, hủy chuyến cho hành khách 6,2 tỉ đồng còn VietJet Air bồi thường 3,8 tỉ đồng.

Số tiền này các hãng hàng không phải bỏ ra kể từ khi Thông tư 14/2015 của Bộ GTVT về bồi thường chậm, hủy chuyến trong hàng không có hiệu lực.