Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Hải quân Việt Nam giải phóng hàng loạt hòn đảo trong chiến dịch Hồ Chí Minh

23/04/2020 07:00

(Kiến Thức) - Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên biển Đông là một chiến dịch không lớn nếu xét về quy mô quân sự, tuy nhiên nó lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.

Khắc Đông

Cận cảnh lực lượng công binh Việt Nam "tay trần, chân đất" giữ đảo Trường Sa

Thăm đơn vị "mắt thần" canh giữ quần đảo Trường Sa

Hải quân Việt Nam cùng "taxi trên biển" khẳng định chủ quyền ở Trường Sa

Chuyện hay về những "người bạn" của lính Hải quân Việt Nam ở Trường Sa

 Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông bắt đầu được lên kế hoạch từ đầu tháng 4/1975 và được gấp rút thực hiện để cùng với bước tiến "giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975" cùng với các lực lượng trên bộ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông bắt đầu được lên kế hoạch từ đầu tháng 4/1975 và được gấp rút thực hiện để cùng với bước tiến "giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975" cùng với các lực lượng trên bộ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ngày 13/4, các tàu vận tải của Việt Nam được nguỵ trang thành tàu cá thậm chí còn vượt qua được cả hạm đội 7 Hải quân Mỹ ở khu vực biển Đông để tiếp cận đảo đáo Song Tử Tây. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ngày 13/4, các tàu vận tải của Việt Nam được nguỵ trang thành tàu cá thậm chí còn vượt qua được cả hạm đội 7 Hải quân Mỹ ở khu vực biển Đông để tiếp cận đảo đáo Song Tử Tây. Nguồn ảnh: TTXVN.
Đây cũng là hòn đảo đầu tiên trên biển Đông được chúng ta giải phóng và cũng là một trong những nơi hiếm hoi quân giải phóng nổ súng với lực lượng quân đội chế độ cũ đồn trú trên đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.
Đây cũng là hòn đảo đầu tiên trên biển Đông được chúng ta giải phóng và cũng là một trong những nơi hiếm hoi quân giải phóng nổ súng với lực lượng quân đội chế độ cũ đồn trú trên đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.
Cuộc giao tranh kéo dài 30 phút trước khi đối phương buông súng xin hàng và kết thúc vào rạng sáng ngày 14/4. Chiến sĩ Tống Văn Quang là người duy nhất ở phía quân giải phóng hy sinh trong trận đánh này. Đồng đội của anh là Ngô Công Quyền bị thương nặng ở bụng và mất khi đang được đưa vào bờ để chữa trị. Nguồn ảnh: TTXVN.
Cuộc giao tranh kéo dài 30 phút trước khi đối phương buông súng xin hàng và kết thúc vào rạng sáng ngày 14/4. Chiến sĩ Tống Văn Quang là người duy nhất ở phía quân giải phóng hy sinh trong trận đánh này. Đồng đội của anh là Ngô Công Quyền bị thương nặng ở bụng và mất khi đang được đưa vào bờ để chữa trị. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tới rạng sáng ngày 25/4, quân giải phóng tiếp tục tấn công lên đảo Sơn Ca, tiêu diệt hai lính chế độ cũ, 23 tên còn lại rút vào công sự và đầu hàng vào lúc 3 giờ sáng. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tới rạng sáng ngày 25/4, quân giải phóng tiếp tục tấn công lên đảo Sơn Ca, tiêu diệt hai lính chế độ cũ, 23 tên còn lại rút vào công sự và đầu hàng vào lúc 3 giờ sáng. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tới tối ngày 26/4, hải quân quân đội Sài Gòn ra lệnh di tản toàn bộ lính còn đóng trên các đảo còn lại của Trường Sa. Quân giải phóng bắt được bức điện này và có trong tay đầy đủ ngày, giờ rút lui của phía đối phương. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tới tối ngày 26/4, hải quân quân đội Sài Gòn ra lệnh di tản toàn bộ lính còn đóng trên các đảo còn lại của Trường Sa. Quân giải phóng bắt được bức điện này và có trong tay đầy đủ ngày, giờ rút lui của phía đối phương. Nguồn ảnh: TTXVN.
Chúng ta nhanh chóng bố trí lực lượng, chờ đối phương rút lui xong sẽ đổ bộ lên đảo tiếp quản ngay lập tức. Vừa tránh được việc nước ngoài lợi dụng sự hỗn loạn của quân đội Sài Gòn để chiếm đảo, vừa tránh được xung đột với lính chế độ cũ, khỏi đổ máu vô ích. Nguồn ảnh: TTXVN.
Chúng ta nhanh chóng bố trí lực lượng, chờ đối phương rút lui xong sẽ đổ bộ lên đảo tiếp quản ngay lập tức. Vừa tránh được việc nước ngoài lợi dụng sự hỗn loạn của quân đội Sài Gòn để chiếm đảo, vừa tránh được xung đột với lính chế độ cũ, khỏi đổ máu vô ích. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tại đảo Cù Lao Thu (nay là đảo Phú Quý), hải quân Việt Nam cùng lực lượng đặc công đã đụng độ, đánh một trận lớn với quân đội chế độ cũ đồn trú trên đảo, bắt 382 tù binh, thu 900 súng các loại. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tại đảo Cù Lao Thu (nay là đảo Phú Quý), hải quân Việt Nam cùng lực lượng đặc công đã đụng độ, đánh một trận lớn với quân đội chế độ cũ đồn trú trên đảo, bắt 382 tù binh, thu 900 súng các loại. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tại Côn Đảo, các tù nhân chính trị nổi dậy vào sáng ngày 1/5 ngay sau khi biết tin chế độ Sài Gòn bị đập tan. Chiều tối ngày 2/5, lực lượng nổi dậy bắt liên lạc với đất liền xin tăng viện để đề phòng đối phương hoặc thậm chí là Mỹ đổ bộ tái chiếm đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tại Côn Đảo, các tù nhân chính trị nổi dậy vào sáng ngày 1/5 ngay sau khi biết tin chế độ Sài Gòn bị đập tan. Chiều tối ngày 2/5, lực lượng nổi dậy bắt liên lạc với đất liền xin tăng viện để đề phòng đối phương hoặc thậm chí là Mỹ đổ bộ tái chiếm đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ngày 3/5, lợi dụng tình hình hỗn loạn ở miền Nam Việt nam lúc bấy giờ, quân đội Polpot của Campuchia đã đổ bộ và tấn công đảo Phú Quốc, tàn sát binh lính chế độ cũ và người dân thường trên đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.
Ngày 3/5, lợi dụng tình hình hỗn loạn ở miền Nam Việt nam lúc bấy giờ, quân đội Polpot của Campuchia đã đổ bộ và tấn công đảo Phú Quốc, tàn sát binh lính chế độ cũ và người dân thường trên đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tới ngày 6/5, khi phát hiện các tàu vận tải cỡ lớn của quân giải phóng di chuyển ra đảo Phú Quốc, bọn giặc Polpot đã rút chạy về nước. Tại đảo Thổ Chu, Hải quân Việt Nam và Polpot có đụng độ mạnh, chúng ta bắn chìm 2 tàu đổ bộ của địch, bắt giữ 400 tù binh. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tới ngày 6/5, khi phát hiện các tàu vận tải cỡ lớn của quân giải phóng di chuyển ra đảo Phú Quốc, bọn giặc Polpot đã rút chạy về nước. Tại đảo Thổ Chu, Hải quân Việt Nam và Polpot có đụng độ mạnh, chúng ta bắn chìm 2 tàu đổ bộ của địch, bắt giữ 400 tù binh. Nguồn ảnh: TTXVN.
Sau hơn 2 tháng hành quân và chiến đấu, về cơ bản Hải quân Việt Nam đã làm chủ các đảo quan trọng ở Trường Sa, giành lại chủ quyền những đảo quan trọng ở Phú Quốc, Thổ Chu và Nam Du cùng một số đảo khác trên vịnh Thái Lan, quyết tâm không để nước ngoài lợi dùng thời cơ để chiếm đóng trái phép các đảo này. Nguồn ảnh: TTXVN.
Sau hơn 2 tháng hành quân và chiến đấu, về cơ bản Hải quân Việt Nam đã làm chủ các đảo quan trọng ở Trường Sa, giành lại chủ quyền những đảo quan trọng ở Phú Quốc, Thổ Chu và Nam Du cùng một số đảo khác trên vịnh Thái Lan, quyết tâm không để nước ngoài lợi dùng thời cơ để chiếm đóng trái phép các đảo này. Nguồn ảnh: TTXVN.
Video Quần đảo Trường Sa 45 năm sau ngày được giải phóng. Nguồn ảnh: QPVN.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status