Hai nhóm thiên hà va chạm với tốc độ đáng kinh ngạc

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, XMM-Newton của ESA, Kính viễn vọng vô tuyến Metrewave khổng lồ và Đài quan sát điểm Apache, các nhà thiên văn học phát hiện, hai nhóm thiên hà trong hệ thống hợp nhất NGC 6338 đang lao vào nhau.

Hai nhóm thiên hà trong hệ thống hợp nhất NGC 6338 đang lao vào nhau với tốc độ cực nhanh, khoảng 6,4 millon km / h (4 triệu dặm / giờ).

Các quan sát cũng tiết lộ, lõi lạnh của các nhóm thiên hà này được nhúng trong một vùng lớn khí bị đốt đột ngột.

Hình ảnh tổng hợp này mô tả việc sáp nhập hai nhóm thiên hà thành hệ thiên hà NGC 6338. Quá trình sát nhập này kích hoạt lượng khí nóng trong hai thiên hà với nhiệt độ lên tới khoảng 20 triệu độ C.

Được biết, hệ thống thiên hà NGC 6338 nằm cách Trái đất khoảng 380 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Draco.

Hai nhom thien ha va cham voi toc do dang kinh ngac

Nguồn ảnh: Inverse

Tổng khối lượng của hệ thống là khoảng 100 nghìn tỷ khối lượng mặt trời, khoảng 83% trong số đó ở dạng vật chất tối, 16% ở dạng khí nóng và 1% ở dạng sao.

Dữ liệu Chandra và XMM-Newton mới cho thấy khí hệ thống đốt nóng bởi các trận công phá bởi sóng xung kích hình thành do vụ va chạm, tiến sĩ Ewan O'Sullivan từ Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian và các đồng nghiệp chia sẻ.

Việc nóng lên đột ngột như vậy sẽ ngăn một số khí nóng hạ nhiệt để hình thành các ngôi sao mới.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Choáng váng cảnh tượng Mặt trời phóng ra các hạt năng lượng cao

(Kiến Thức) - Sự bùng nổ của các hạt năng lượng phát ra từ Mặt trời có thể phá vỡ thông tin liên lạc không gian nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây, theo kết quả nghiên cứu mới nhất.

Những phát hiện mới giúp chúng ta hiểu được hoạt động cực đoan của Mặt trời và cuối cùng có thể đưa ra cảnh báo sớm về các cơn bão Mặt trời.

Khi sử dụng bốn bộ dụng cụ ISOIS trên tàu thăm dò Mặt trời Parker Solar của NASA, thiết bị này đã phát hiện các hạt năng lượng Mặt trời này rất đa dạng và nhiều hơn so với các nhận định trước đây.

Những thiên hà lạ lùng, buộc con người phải bận tâm

Theo các nhà khoa học, có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ và trong số đó có không ít những thiên hà lạ lùng khiến chúng ta phải bận tâm.

Nhung thien ha la lung, buoc con nguoi phai ban tam

Messier 82: Được biết tới là M82, thiên hà này sáng gấp 5 lần toàn bộ Dải Ngân hà do những ngôi trẻ sinh ra với tốc độ nhanh chóng và lớn gấp 10 lần các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Qua thời gian những ngôi sao sẽ được tạo ra nhanh tới nỗi chúng sẽ "nuốt chửng" lẫn nhau.

Nhung thien ha la lung, buoc con nguoi phai ban tam-Hinh-2

Messier 63: Thiên hà có biệt danh là "Hoa hướng dương" này trông giống như một tác phẩm của họa sĩ Vincent Van Gogh vậy. Vẻ đẹp ấn tượng của nó được tạo nên từ những ngôi sao trắng xanh khổng lồ mới hình thành. Ngoài hình dạng trông như một bông hoa hướng dương, các thiên hà còn có kết cấu giống với những sự vật như các xoáy nước hoặc cánh tay.