Hãi hùng bọ cạp "xâm chiếm" Brazil, cắn chết hàng trăm người

Giới chức Brazil phải ban hành cảnh báo cấp quốc gia, sau khi gần 200 người thiệt mạng trong các vụ bọ cạp tấn công người tại các trung tâm đô thị của quốc gia Nam Mỹ này.

Theo Newsweek, số người bị bọ cạp cắn chết ở Brazil tăng lên tới 184 trường hợp vào năm 2017, gần3 lần so năm 2013. Cái chết của một cô bé 4 tuổi ở Sao Paulo hồi tuần trước càng làm dấy lên mối lo ngại cho các thị trấn nhỏ không có đủ nguồn cung y tế để đối phó với đại địch đang hoành hành này.
Bọ cạp đang trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân các khu đô thị ở Brazil.
 Bọ cạp đang trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân các khu đô thị ở Brazil.
Bọ cạp vàng - Tityus serrulatus là loài nguy hiểm trong 4 loại bọ cạp ở Brazil. Do nạn phá rừng và đô thị hóa, nhiều trong số chúng rời bỏ môi trường truyền thống và di chuyển tới sống ở cống rãnh và bãi rác tại các khu đô thị, nơi tập trung nhiều loại gián là thức ăn ưa thích của bọ cạp.
Điều đáng sợ là bọ cạp thích nghi rất nhanh khi tiếp xúc với môi trường mới. Cùng với đó, việc con cái có thể tự sinh sản mà không cần thụ tinh cùng con đực khiến số lượng bọ cạp con dễ dàng sinh sôi, nảy nở.
"Cơ hội chúng tiếp xúc với con người là rất cao. Tôi tin rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn", ông Rogerio Bertani, chuyên gia về bọ cạp tới từ Viện Butantan ở Sao Paulo cho hay.
Cô bé Yasmin Lemos de Campos, 4 tuổi bị bọ cạp cắn khi đang chơi trong vườn nhà tại thị trấn Calabria Paulista, Sao Paulo. Mặc dù được đưa tới 2 bệnh viện nhưng do cơ sở y tế địa phương không có thuốc chống nọc độc bọ cạp, cô bé chết ngay trong đêm gặp nạn.
Theo tờ Brazil O Estado de S. Paulo, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi trúng độc của bọ cạp. Yasmin là đứa trẻ thứ 3 ở Sao Paulo chết vì bị bọ cạp cắn kể từ đầu năm tới nay.
Các thống kê mới đây cho thấy, trung bình cứ mỗi giờ lại có 2 con bọ cạp tấn công người ở Sao Paulo. Tới năm 2018, có khoảng 11.500 trường hợp bị bọ cạp cắn, trong khi con số này vào các năm 2017, 2016, 2015 lần lượt là 21.700, 18.829 và 15.107 vụ.
Giới chức Brazil đang tìm mọi cách để giải quyết vấn nạn nan giải này nhưng mọi việc vẫn đang hết sức khó khăn.

Sởn gai ốc nhìn bọ cạp Việt Nam đẻ con lúc nhúc, trắng phớ

(Kiến Thức) - Bọ cạp đen được nuôi nhiều ở Việt Nam để làm món ăn, ngâm rượu hoặc làm cảnh. Nhưng ít ai biết về cách sinh sản độc đáo của chúng.

Son gai oc nhin bo cap Viet Nam de con luc nhuc, trang pho
 "Vũ điệu sinh sản" của bọ cạp đen (Heterometrus cyaneus) khá bạo lực. Hai con vật khác giới kẹp chặt nhau bằng đôi kìm và giằng co nhau như thể đang giao chiến.

Son gai oc nhin bo cap Viet Nam de con luc nhuc, trang pho-Hinh-2
Không giống như họ hàng gần là nhện, bọ cạp không đẻ trứng mà đẻ con. 

Sinh vật mệnh danh "tử thần" cắn đau điếng, đến mức có thể chết

(Kiến Thức) - Bọ cạp tử thần (Death Stalker) chính là loài bọ cạp được đánh giá là có nọc độc mạnh nhất trong tất cả các loại bọ cạp có mặt trên trái đất này. Người bị cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim...
 

Trên thế giới có khoảng hơn 1000 loài bọ cạp khác nhau và 25 loài trong số này có nọc độc với độc tính cao. Trong đó, bọ cạp tử thần có nọc độc mạnh nhất. Ảnh megafun.
 Trên thế giới có khoảng hơn 1000 loài bọ cạp khác nhau và 25 loài trong số này có nọc độc với độc tính cao. Trong đó, bọ cạp tử thần có nọc độc mạnh nhất. Ảnh megafun.
Bọ cạp tử thần có màu vàng nhạt, dài khoảng 10cm với 2 càng phía trước chứa chất độc. Ảnh al-ain.
 Bọ cạp tử thần có màu vàng nhạt, dài khoảng 10cm với 2 càng phía trước chứa chất độc. Ảnh al-ain.
Bọ cạp tử thần sống chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh toplist.
 Bọ cạp tử thần sống chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh toplist.
Thức ăn chủ yếu của bọ cạp tử thần là côn trùng, rắn, loài gặm nhấm. Thậm chí bọ cạp tử thần cũng ăn một số loài bọ cạp khác. Ảnh wikimedia.
 Thức ăn chủ yếu của bọ cạp tử thần là côn trùng, rắn, loài gặm nhấm. Thậm chí bọ cạp tử thần cũng ăn một số loài bọ cạp khác. Ảnh wikimedia.
Trong nọc độc của bọ cạp tử thần chứa nhiều độc tố neotrotoxin - một loại chất độc ảnh hưởng trực tiếp lên não, tim mạch và cơ quan hô hấp, gây rối loạn thần kinh trung ương. Ảnh buzzle.
 Trong nọc độc của bọ cạp tử thần chứa nhiều độc tố neotrotoxin - một loại chất độc ảnh hưởng trực tiếp lên não, tim mạch và cơ quan hô hấp, gây rối loạn thần kinh trung ương. Ảnh buzzle.
Nạn nhân bị bọ cạp tử thần cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Ảnh reptarium.

Nạn nhân bị bọ cạp tử thần cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Ảnh reptarium. 

Người cao tuổi, người bị tim mạch, người bị dị ứng và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương với nọc độc của bọ cạp tử thần. Ảnh thecoolist.
 Người cao tuổi, người bị tim mạch, người bị dị ứng và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương với nọc độc của bọ cạp tử thần. Ảnh thecoolist.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu quá trình sử dụng chất chiết xuất từ nọc độc của bọ cạp tử thần để xác định các vị trí khối u trong cơ thể con người. Ảnh uwlax.
 Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu quá trình sử dụng chất chiết xuất từ nọc độc của bọ cạp tử thần để xác định các vị trí khối u trong cơ thể con người. Ảnh uwlax.
Mời quý độc giả xem video khi động vật tấn công người

Đôi ếch mải yêu đương, bị rắn tăm tia chết vẫn sững sờ

(Kiến Thức) - Mải mê yêu đương dưới làn nước mát mẻ, cặp đôi ếch không ngờ chúng đã lọt vào tầm ngắm của một con con rắn gần đó. Rất nhanh sau đó, đôi ếch đã phải trả giá bằng tính mạng của mình. 

Mới đây, một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã trong lúc khám phá thiên nhiên hoang dã ở vùng nước cạn thuộc Tbilisi, Georgia, Mỹ bất ngờ ghi được khoảnh khắc vô cùng thú vị và ấn tượng về cuộc sống sinh tồn khốc liệt của những động vật hoang dã nơi đây.
Doi ech mai yeu duong, bi ran tam tia chet van sung so