Hải Dương và Hà Nội thêm 40 ca COVID-19

Bản tin 18h ngày 15/2 - tức chiều mùng 4 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết Hải Dương và Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc COVID-19.

Hai Duong va Ha Noi them 40 ca COVID-19
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 154.992 người.
Tính đến 18h ngày 15/02: Việt Nam có tổng cộng 1370 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 677 ca.
Tính từ 6h đến 18h ngày 15/02 có 40 ca mắc mới tại thành phố Hà Nội (2) và Hải Dương (38). Cụ thể, CA BỆNH 2234 (BN2234) tại Hà NộI là nữ, 25 tuổi, có địa chỉ tại phường Yên Thế, quận Ba Đình, Hà Nội; CA BỆNH 2240 (BN2240) tại Hà NộI là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản.
Cả 2 bệnh nhân trên là F1 của BN2229 (họp cùng ngày 02/2), đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2. Kết quả xét nghiệm ngày 15/02, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.
CA BỆNH 2230-2233, 2235-2239, 2241-2269 (BN2230-BN2233, BN2235-BN2239, BN2241-BN2269) tại Hải Dương, 38 ca đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh. Hiện 29 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh) và 9 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 154.992, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 667, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.794, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 137.531.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.534 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 39 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 12 ca, số ca âm tính lần 3 là 9 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Bộ Y tế và các địa phương đã rất chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại.
Do đó, theo Bộ Y tế khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:
- Khẩu trang
-Khử khuẩn
-Khoảng cách
-Không tụ tập
- Khai báo y tế

Ngăn cản chồng đưa con đi "lấy" lì xì, vợ chồng cãi nhau ngày Tết

Năm nào cũng vậy, cứ dịp Tết là chồng tôi đưa con đi lấy lì xì, lo lắng con sẽ thành thói hư và suy nghĩ lệch lạc về vấn đề tiền bạc và tục lệ lì xì mừng tuổi nên tôi phản đối, vợ chồng cãi nhau to.

Từ khi còn nhỏ, việc mỗi dịp đầu năm được nhận lì xì và những lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an đã trở thành việc hết sức quen thuộc với mỗi con người Việt Nam.

Tôi cứ vô tư như thế mà không suy nghĩ cho đến ngày tôi chứng kiến con gái tôi có những cư xử không còn trong sáng.

Đó là một lần, con tôi lấy tấm thiệp cũ mà tôi được tặng, rồi hỏi tôi rằng: “Mẹ ơi, mẹ cho con tiền đi”. Tôi hỏi lại: “Con lấy tiền làm gì? – Con bé liền bảo: “Con bỏ vào thiệp để tặng cô giáo”.

Ngan can chong dua con di
Ảnh minh họa 

[e-Magazine] TSKH Nghiêm Vũ Khải: Trăn trở với Luật hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp

Trên cương vị Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, TSKH Nghiêm Vũ Khải đã được Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VII giao chủ trì việc xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp.

Trong các quốc gia thành viên ASIAN đã có 8 quốc gia ban hành Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp. Việt Nam là một trong hai nước còn lại chưa có đạo luật này. Đó có lẽ là điều khiến TSKH Nghiêm Vũ Khải trăn trở như là “việc hẹn chưa làm”.

- Thưa ông Nghiêm Vũ Khải, Luật hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp là vấn đề đang được giới trí thức công nghệ rất quan tâm. Xin Ông cho biết sự cần thiết và quá trình đề xuất để Quốc hội xem xét, quyết định đưa  đạo luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đã diễn ra thế nào? 

Về sự cần thiết ban hành luật, trước hết đây là chủ trương đã được nêu trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa X. Đồng thời, đây là nhu cầu của đông đảo đội ngũ kỹ sư về một nền tảng pháp lý để phát triển nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là xu thế phổ biến trên thế giới từ hơn một thế kỷ qua. Luật Kỹ sư chuyên nghiệp được ban hành đầu tiên ở Mỹ từ năm 1907. Trong khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành các hoạt động giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nền công nghiệp chế tạo, sản xuất phụ tùng, linh kiện...và đã nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực kỹ sư, kỹ thuật viên tay nghề cao. 

“Không có Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp và Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ thì khó mà xây dựng đội ngũ trí thức chính quy, hiện đại, cũng như hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - TSKH Nghiêm Vũ Khải.

Khái niệm “kỹ sư chuyên nghiệp - KSCH” được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Để trở thành KSCN thì trước hết phải có được bằng đại học ngành kỹ thuật, công nghệ. Tiếp theo là phải có kinh nghiệm thực tiễn và đảm nhận vai trò chủ trì một số nhiệm vụ kỹ thuật và hằng năm phải học lớp nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. 

Từ yêu cầu khách quan đó, ngày 28/5/2019, VUSTA đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp. Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 số: 409/BC-UBTVQH14 ngày 10/6/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu: ”Về dự án Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp: ngày 28/5/2019, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét; trường hợp bảo đảm đủ điều kiện sẽ bổ sung vào Chương trình”. 

Các văn bản chỉ đạo của Trung ương yêu cầu phải ban hành Luật vào đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Rất tiếc là Quốc hội khóa XIV sắp kết thúc nhiệm kỳ nhưng chúng ta đã lỗi hẹn.

 
[e-Magazine] TSKH Nghiem Vu Khai: Tran tro voi Luat hanh nghe ky su chuyen nghiepTSKH Nghiêm Vũ Khải.

- Chúng ta cần phải làm gì để phát huy hơn nữa sự cống hiến của các nhà khoa học?

Ở nước ta cũng như hầu hết các nước, hiền tài được coi là nguyên khí quốc gia. Ngày nay, Hiến pháp cũng quy định phát triển khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đội ngũ trí thức được đánh giá là một trong 3 trụ cột tạo nền tảng của Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Lực lượng trí thức, nhất là trí thức tinh hoa và lực lượng quyết định lợi thế trong quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Để phát huy hơn nữa những cống hiến của giới tri thức, chúng ta cần tăng đầu tư đi đôi với xác định đúng những vấn đề mà đất nước đang đối mặt để giới trí thức khoa học và công nghệ có thể tập trung giải quyết. Phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp - viện, trường - nhà khoa học. Đào tạo và sử dụng trí thức phải gắn liền với công cuộc công nghiệp hoa, hiện đại háo đất nước.

Hiện nay, chúng ta có đội ngũ trí thức trẻ đông đảo, được đào tạo từ trong nước cúng như tại các nước tiên tiến. Đối với trí thức chân chính, nhất là giới trẻ, việc thỏa mãn khát vọng khám phá được đặt cao hơn nhiều so với đãi ngộ về vật chất.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ và sự cạnh tranh nhân lực vô cùng gay gắt như hiện nay, công tác đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức của VUSTA càng có vai trò vô cùng quan trọng.

Xin cảm ơn TSKH Nghiêm Vũ Khải về cuộc phỏng vấn!

TSKH Nghiêm Vũ Khải sinh ngày 20/9/1953, tại xã Thái Bình. Đã từng học tập và nghiên cứu tại Liên Xô và Nhật Bản. Từ 2002 đến 2011, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII;  kinh qua các chức vụ Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông tiếp tục là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng.

Thực hiện: Hữu Tuấn

Hải Dương cách ly xã hội toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 16/2 để phòng dịch COVID-19

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng tại hội nghị lần thứ 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương sáng 15/2 để bàn về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng nhất trí chủ trương thực hiện cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh, tính từ 0 giờ ngày 16/2/2021.
Thực hiện cách ly xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.