Hà Nội tạm cấm nhiều tuyến đường gần tòa nhà Quốc hội

(Kiến Thức) - Từ 6h-19h các ngày 20/10 đến 29/11, Hà Nội sẽ tạm cấm hoạt động giao thông nhiều tuyến đường, phục vụ kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ công tác bảo vệ kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khóa XIII (từ 13h00 ngày 19/10-29/11/2014), Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an thành phố Hà Nội sẽ tạm cấm một số loại phương tiện không được hoạt động tại nhiều tuyến đường.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo kế hoạch, từ 6h-19h, các ngày từ 20/10 đến 29/11/2014, sẽ tạm cấm hoạt động đối với các loại phương tiện (trừ các xe ôtô tham gia kỳ họp Quốc hội khóa XIII, xe buýt, xe môi trường và giải quyết sự cố) trên các tuyến đường, bao gồm: Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn, Hùng Vương (Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Phùng), Phan Đình Phùng (từ Hùng Vương - Nguyễn Tri Phương), Hoàng Diệu (Phan Đình Phùng - Điện Biên Phủ), Điện Biên Phủ (Hoàng Diệu - Độc Lập), Lê Hồng Phong, Chu Văn An (Trần Phú - Điện Biên Phủ). 
Đặc biệt, đường Độc Lập và Bắc Sơn sẽ cấm triệt để phương tiện giao thông.
Trong thời gian thực hiện công tác cấm đường, phòng Cảnh sát giao thông sẽ có phương án phân luồng giao thông từ xa để đảm bảo các phương tiện di chuyển đúng làn, không gây ách tắc.
Cụ thể, xe từ phía Bắc đi xuống phía Nam: theo tuyến Yên Phụ - Cửa Bắc - Nguyễn Tri Phương - Điện Biên - Hoàng Diệu.
Xe từ phía Nam lên phía Bắc: đi theo tuyến Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Hoàng Diệu - Điện Biên - Cửa Bắc - Yên Phụ.
Các loại xe từ phía Tây sang phía Đông: đi theo tuyến Hoàng Hoa Thám - Hùng Vương - Thanh Niên - Yên Phụ. Tuyến Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà - Đội Cấn. Tuyến Lê Hồng Phong - Ông Ích Khiêm - Trần Phú - Lê Trực.
Xe từ phía Đông sang phía Tây: đi theo tuyến Điện Biên - Trần Phú - Lê Trực hoặc Điện Biên - Nguyễn Tri Phương - Cửa Bắc - Yên Phụ.
Trong thời gian cấm đường, phục vụ kỳ họp cuộc hội, các phương tiện giao thông cần tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông, để di chuyển đúng hướng, an toàn.

Quốc hội Việt Nam có thêm chức danh Tổng thư ký

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu.

Theo Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, mô hình này đã có từ trước, nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Sáng nay, 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội. Theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013) có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp.

Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người. 
Một số quy định của Luật hiện hành về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn quá chung, tính khả thi còn thấp, như việc trình dự án luật, kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội, việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng, việc bỏ phiếu tín nhiệm, việc tổ chức trưng cầu ý dân...

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp cho Tổng thư ký Quốc hội có các Ủy viên thư ký. Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, có nhiệm vụ tham mưu dự kiến chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cuộc họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, đồng thời là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội.

Theo ông Phan Trung Lý, việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, quy định Tổng thư ký là mới nhưng nội hàm chưa có gì cả, cần phải xem xét thêm. Tuy nhiên theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì mô hình này đã có từ trước nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Góp cho ý Điều 33 cho dự thảo Luật việc quy định công dân có thể tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi liệu quy định trên là tiến bộ nhưng vấn đề liệu có thực hiện được không. Cũng cho ý kiến về Điều 33, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng dùng từ khách mời tham dự kỳ họp quốc hội là không phù hợp. "Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời dự các kỳ họp Quốc hội đều do Quốc hội bầu, dùng từ khách nghe xa lạ quá" - ông Hiển nêu quan điểm.

Về quy định công dân tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Hiển cho rằng tham dự là được quyền phát biểu, có ý kiến, nên dùng từ dự khán, để theo dõi như vậy sẽ phù hợp hơn.

Kỳ họp Quốc hội dài nhất nhiệm kỳ làm được những gì?

Chiều qua (29/11), Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã chính thức bế mạc.

Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, sau hơn một tháng làm việc tích cực, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp chương trình làm việc của kỳ họp. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng.