Quốc hội Việt Nam có thêm chức danh Tổng thư ký

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu.

Theo Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, mô hình này đã có từ trước, nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.
Sáng nay, 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội. Theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013) có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp.
Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người. 
Một số quy định của Luật hiện hành về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn quá chung, tính khả thi còn thấp, như việc trình dự án luật, kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội, việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng, việc bỏ phiếu tín nhiệm, việc tổ chức trưng cầu ý dân...

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp cho Tổng thư ký Quốc hội có các Ủy viên thư ký. Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, có nhiệm vụ tham mưu dự kiến chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cuộc họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, đồng thời là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội.
Theo ông Phan Trung Lý, việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.
Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, quy định Tổng thư ký là mới nhưng nội hàm chưa có gì cả, cần phải xem xét thêm. Tuy nhiên theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì mô hình này đã có từ trước nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.
Góp cho ý Điều 33 cho dự thảo Luật việc quy định công dân có thể tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi liệu quy định trên là tiến bộ nhưng vấn đề liệu có thực hiện được không. Cũng cho ý kiến về Điều 33, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng dùng từ khách mời tham dự kỳ họp quốc hội là không phù hợp. "Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời dự các kỳ họp Quốc hội đều do Quốc hội bầu, dùng từ khách nghe xa lạ quá" - ông Hiển nêu quan điểm.
Về quy định công dân tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Hiển cho rằng tham dự là được quyền phát biểu, có ý kiến, nên dùng từ dự khán, để theo dõi như vậy sẽ phù hợp hơn.

Ông Trần Xuân Giá bệnh nặng, liệu có hoãn xử vụ bầu Kiên?

Thông thường, những vụ án phát sinh tình tiết như thế này thì tòa buộc phải hoãn phiên xử để chờ bị cáo hồi phục sức khỏe.

Ông Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Á Châu) cho biết mình đang phải điều trị tại bệnh viện, chắc chắn không thể tham dự phiên tòa xét xử bầu Kiên vào ngày mai.

Ông nói phải nhập viện vì vấn đề liên quan đến bài tiết và đang được các bác sĩ ở bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) điều trị. “Tôi vẫn rất mệt và phải di chuyển bằng xe lăn”, ông Giá cho hay.

Ông Trần Xuân Giá bệnh nặng, nên rất có thể tòa sẽ hoãn xử vụ bầu Kiên.
Ông Trần Xuân Giá bệnh nặng, nên rất có thể tòa sẽ hoãn xử vụ bầu Kiên.
Khi nghe tin ông Giá bị bệnh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã đến xác minh và làm việc với bệnh viện. “Các cán bộ công an đã đến làm việc với một phó giám đốc bệnh viện về sức khỏe của tôi. Họ làm việc rất cẩn thận và kỹ càng để xác minh tình trạng sức khỏe của tôi. Tôi thì chắc chắn không tham dự được phiên tòa ngày mai rồi”, ông Giá khẳng định.

Cũng theo ông Giá, cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu ông viết đơn xin xét xử vắng mặt nhưng ông đã không đồng ý: “Tôi phải tham dự phiên tòa này vì lợi ích của cá nhân tôi. Tôi không thể vắng mặt được. Thế nên tôi chỉ viết đơn với nội dung không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa”.

Ông Trần Xuân Giá bị VKSND tối cao truy tố về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án liên quan đến bầu Kiên. 9 bị cáo của vụ án dự kiến sẽ được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử từ ngày 16 đến 29/4. Ông Giá đã 75 tuổi, hiện được tại ngoại, sức khỏe không ổn định.

Phóng viên đã liên lạc với thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, phó Chánh án TAND TP Hà Nội, chủ tọa phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm về tình tiết mới phát sinh này nhưng chưa nhận được câu trả lời, vì ông Chính nói “bận họp”.

Theo quy định tại điều 187, Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Một thẩm phán giấu tên nhận định, thông thường, những vụ án phát sinh tình tiết như thế này thì tòa buộc phải hoãn phiên xử để chờ bị cáo hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, xử bầu Kiên và đồng phạm là một vụ án lớn nên các cơ quan tố tụng sẽ phải tính toán rất kỹ các phương án.

Ông Trần Xuân Giá: "Tôi không đổ tội cho bất kỳ ai".

TP HCM có Phó bí thư Thành ủy mới

(Kiến Thức) - Hội nghị BCH Đảng bộ TP HCM họp bất thường đã công bố quyết định phân công ông Võ Văn Thưởng làm Phó bí thư Thành ủy TP HCM.

Chiều nay, tại hội nghi ban chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa 9 họp bất thường,đoàn công tác của Bộ Chính trị do ông Tô Huy Rứa, Uỹ viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức trung ương làm trưởng đoàn đã công bố quyết định phân công ông Võ Văn thưởng làm Phó Bí thư Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015.

Ông Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, quê tỉnh Vĩnh Long.
Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải (trái) và tân Phó Bí thư Thành ủy Võ Văn Thưởng (phải) tại lễ cắt băng tên đường Phạm Văn Đồng tháng 3/2014.
Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải (trái) và tân Phó Bí thư Thành ủy Võ Văn Thưởng (phải) tại lễ cắt băng tên đường Phạm Văn Đồng tháng 3/2014.