Hà Nội: sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, khẩn cấp phân luồng bệnh nhân

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đã có công văn khẩn cấp yêu cầu Sở Y tế Hà Nội, một số Bệnh viện có biện pháp “phân luồng” bệnh nhân sốt xuất huyết, tránh quá tải tuyến trên.

Hà Nội đang là điểm nóng của dịch sốt xuất huyết khi dịch đã lan tới 9 quận huyện với hơn 1.000 ổ dịch, đã có 4 người tử vong vì bệnh và có xu hướng lan rộng. Trong đó, điểm nóng tập trung tại hai quận Đống Đa, Hoàng Mai đều có hơn 1.000 bệnh nhân sốt xuất huyết được ghi nhận, trong đó có 2 người tử vong tại hai quận kể trên. 
Hiện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang phải "gồng mình" vì số bệnh nhân khám, điều trị sốt xuất huyết. Bệnh viện đã phải huy động nhiều khoa, phòng để làm nơi đặt giường bệnh cho bệnh nhân sốt xuất huyết tuy nhiên nhiều bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 người/giường.
Trước tình hình trên, Cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế đã có công văn khẩn cấp yêu cầu Sở Y tế Hà Nội, một số Bệnh viện có biện pháp “phân luồng” bệnh nhân sốt xuất huyết, tránh quá tải tuyến trên. Cụ thể yêu cầu Bệnh nhiệt đới Trung ương, tiếp tục củng cố, sắp xếp lại các khoa, phòng trong bệnh viện cho phù hợp, thuận tiện tốt nhất cho người bệnh đến khám và điều trị sốt xuất huyết.
Bệnh viện cần xem xét, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh để sàng lọc, sắp xếp bệnh nhân điều trị ngoại trú, nội trú theo đúng phân tuyến điều trị bảo đảm tiếp nhận, điều trị kịp thời cho những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, giảm thấp nhất nguy cơ tử vong.
Ha Noi: sot xuat huyet dien bien phuc tap, khan cap phan luong benh nhan
 Bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép vì quá tải. Ảnh: Suckhoedoisong.
Bệnh viện cũng cần tăng cường công tác tư vấn, giải thích cho người bệnh hiểu để an tâm điều trị đúng tuyến, hạn chế quá tải, cố gắng không để nằm ghép. Đối với người bệnh đã ổn định tư vấn, giải thích để người bệnh ra viện hoặc chuyển người bệnh về tuyến dưới để theo dõi, chăm sóc. Thiết lập đường dây nóng hỗ trợ tuyến dưới trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết. Sẵn sàng hỗ trợ tại chỗ cho tuyến dưới khi có yêu cầu, khi chuyển viện không an toàn. 
>>> Mời độc giả xem video: "Sốt xuất huyết diễn biến bất thường" tại đây. Nguồn: VTC14.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo, tổ chức phổ biến, tập huấn, tập huấn lại "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue" đối với bác sĩ và điều dưỡng tham gia công tác khám, điều trị bệnh sốt xuất huyết tại khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm, ... của tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế quản lý.
Tăng cường công tác truyền thông để học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc các trường, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể và người dân trên địa bàn Hà Nội biết được BV nào thuộc Sở Y tế có nhiệm vụ khám, điều trị sốt xuất huyết. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng BV trong hệ thống khám, chữa bệnh sốt xuất huyết. Chỉ đạo các BV này bố trí khu vực dành cho điều trị sốt xuất huyết, bảm đảm về nhân lực, trang thiết bị, thuốc dịch truyền theo dự báo tình hình dịch.

Sốc sốt xuất huyết: Đã có 2 bệnh nhi tử vong tại BV Nhi đồng 1

Chiều 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thông tin về tình trạng gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt lưu ý về sốc sốt xuất huyết.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết cho biết, từ tháng 6, các ca sốt xuất huyết bắt đầu tăng 10 – 15% so với tháng trước, trung bình có 70 – 72 ca nhập viện vì sốt xuất huyết, trong đó 10% là các ca nặng và đang có xu hướng tăng nhẹ.

Quan niệm sai lầm về việc rửa chân không phải ai cũng biết

(Kiến Thức) - Liệu chúng ta có cần rửa chân kỹ càng bằng xà bông mỗi ngày hay không? Câu hỏi mang đầy tính tranh cãi này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Quan niem sai lam ve viec rua chan khong phai ai cung biet

Nhiều người sạch sẽ cho rằng, cũng như các bộ phận trên cơ thể khác, rửa chân cũng cần phải được vệ sinh kỹ càng bằng xà bông thường xuyên. Tuy nhiên, có vẻ như các chuyên gia lại không nghĩ như vậy. (Ảnh: Popsugar)

Quan niem sai lam ve viec rua chan khong phai ai cung biet-Hinh-2
“Trừ khi chân bị lấm bẩn, còn lại chúng ta không nhất thiết phải rửa chúng bằng xà bông”, Giám đốc Nghiên cứu Mỹ phẩm và Lâm sàng Da Liễu Joshua Zeichner tại bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) cho hay. (Ảnh: Women's Health/Getty)
Quan niem sai lam ve viec rua chan khong phai ai cung biet-Hinh-3
Ông cũng nói thêm: “Phần xà bông chảy xuống từ trên cơ thể trong khi tắm đã đủ để làm sạch hầu hết bụi bẩn và mồ hôi tích lũy ở chân suốt cả ngày.” (Ảnh: Madiz/Getty)