Hà Nội: Lấy hơn 3.800 mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm, hơn 6% không đạt

Qua kiểm tra 102.595 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5.819 cơ sở. Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên họp giải trình về vấn đề này...

Ha Noi: Lay hon 3.800 mau thuc pham de kiem nghiem, hon 6% khong dat
Lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm 
Dự kiến sáng mai, 4-11, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh việc đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ đảm bảo ATTP trên địa bàn thời gian qua, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, phiên giải trình cũng hướng đến việc tìm ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới, nhất là thời điểm cuối năm khi thị trường tiêu dùng thực phẩm được dự báo sẽ diễn biến phức tạp.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội, 9 tháng năm 2019, toàn thành phố đã thành lập 718 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP. Qua kiểm tra 102.595 lượt cơ sở, các đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử phạt 5.819 cơ sở với số tiền hơn 23 tỷ đồng.
Riêng CATP Hà Nội đã phát hiện 2.485 vụ vi phạm về ATTP, xử phạt hành chính 2.485 vụ, thu nộp ngân sách hơn 8,2 tỷ đồng, đồng thời khởi tố 3 vụ với 5 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng.
Cùng đó, 9 tháng năm 2019, Hà Nội đã lấy 3.829 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại labo xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có 3.586 mẫu đạt chỉ tiêu (chiếm tỷ lệ 93,7%), tức còn 6,3% mẫu thực phẩm được kiểm nghiệm không đạt...
Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá, nhìn chung công tác đảm bảo ATTP của thành phố đã đạt kết quả tốt song số cơ sở vi phạm cũng còn nhiều.
Đặc biệt, theo thông lệ, cứ "đến hẹn lại lên", vào quý cuối cùng của năm, thị trường thực phẩm lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ, Tết. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
“Hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng cũng sẽ diễn biến phức tạp hơn ở thời điểm cuối năm với nhiều thủ đoạn tinh vi. Nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất ATTP sẽ diễn biến phức tạp” – ông Trần Văn Chung nhận định.

Thực phẩm bẩn tràn lan, trên 2.400 cơ sở ở Hà Nội bị xử phạt

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, công tác thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm được tăng cường, xử lý các cơ sở vi phạm với nhiều hình thức.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, kết quả 9 tháng năm 2019, ngành Y tế đã tiến hành thanh kiểm tra, giám sát 50.576 lượt cơ sở, phạt tiền 2.405 cơ sở với số tiền phạt gần 6,76 tỷ đồng.

Thực phẩm đông lạnh cũng rất tốt, nhưng loại nào nên tránh?

(Kiến Thức) - Thực phẩm đông lạnh đã trở thành một trong những sản phẩm thực phẩm phổ biến nhất trên thị trường. Bên cạnh một số thực phẩm đông lạnh tốt, bạn nên tránh ăn một số thức ăn cấp đông không tốt cho sức khỏe.

Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?

Thực phẩm bị cháy trong tủ lạnh không an toàn: Nếu bạn thấy thực phẩm đông lạnh bị cháy thì bạn hãy quăng nó vào thùng rác. Vết cháy chính là dấu hiệu của thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Điều này khiến thực phẩm mất đi hương vị, giá trị dinh dưỡng.

Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-2
Cá tẩm bột cũng là thực phẩm đông lạnh không nên ăn bởi chúng được sản xuất hàng loạt chứa nhiều dầu cọ, muối và đường.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-3
Thực phẩm không chứa gluten: Những loại thực phẩm này khi đông lạnh, có vô số các chất phụ gia khác nhau, chưa kể đến hàm lượng muối và đường cao. Do vậy, bạn không nên ăn thực phẩm không chứa gluten đông lạnh.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-4
Trong tất cả các loại thịt, thịt gà có thể có vẻ ít gây hại nhất, tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể làm tăng trọng lượng của gà đông lạnh cao gấp 5 lần với nước và phụ gia. Nước khi đông lạnh sẽ tạo thành tinh thể, tách rời cấu trúc của thịt gà.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-5
Mì ống được nấu sẵn: Thực phẩm đông lạnh này chứa rất nhiều dầu cọ, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của bạn. 
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-6

Bên cạnh những thực phẩm đông lạnh không tốt trên, cũng có những món ăn khá an toàn như bông cải xanh cấp đông. Loại rau đông lạnh này vẫn giàu axit ascorbic, vitamin B6, vitamin E và phốt pho, chưa kể đến giá trị protein của nó. Hơn nữa, bông cải xanh cấp đông còn rẻ hơn nhiều loại tươi.

Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-7
Đậu Hà Lan đông lạnh: Loại đậu này vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng trong quá trình đông lạnh. Nó rất tiện lợi trong quá trình nấu nướng.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-8
Rau bina (cải bó xôi): Rau bina nếu lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng, nó sẽ mất tất cả axit ascorbic, một chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục điều này, chỉ cần đông lạnh rau bina.
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-9
Quả mâm xôi: Trong quá trình đông lạnh, quả mâm xôi vẫn giữ được nhiều hợp chất phenol: một nguyên tố, có lợi cho những người mắc bệnh mãn tính. 
Thuc pham dong lanh cung rat tot, nhung loai nao nen tranh?-Hinh-10
Ngô: Ngô đông lạnh có hàm lượng kali và canxi cao hơn so với các loại ngô tươi. Ảnh: BS. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.