Grab nói đã đóng thuế gần 1.000 tỷ nhưng Cục thuế TP.HCM vẫn thanh tra

Theo đó, Thanh tra Cục Thuế TP.HCM đang tiến hành thanh tra Công ty TNHH Grab (Grab) theo Quyết định số 909/QĐ-CT-TT của Cục thuế TP.HCM. 

Việc thanh tra thuế tại Grab gồm các nội dung về việc chấp hành pháp luật thuế đối với Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và giá chuyển nhượng.
Cục Thuế TP.HCM thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện, thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc. Thời kỳ thanh tra từ năm 2017 - 2018. Đáng chú ý, trong lần thanh tra thuế này sẽ làm rõ các vấn đề về chấp hành nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của các tài xế và thương vụ nhận chuyển nhượng Uber.
Chia sẻ với báo chí về quyết định trên của Cục Thuế, đại diện Grab cho biết đây là hoạt động nằm trong thẩm quyền của cơ quan chức năng. Về phần mình, Grab tuân thủ thuế, quy định pháp luật Việt Nam và khẳng định đây là một cam kết tuyệt đối của Grab.
Grab cho biết thêm, hơn 5 năm hoạt động tại Việt Nam, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Số tiền thuế Grab đóng góp cùng với các khoản thuế thu hộ, nộp hộ đã tăng trưởng 3-4 lần mỗi năm. Tính đến kỳ thuế tháng 5-2019, Grab và các đối tác của mình đã đóng góp khoản nghĩa vụ thuế tổng cộng lên tới hơn 947 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Grab noi da dong thue gan 1.000 ty nhung Cuc thue TP.HCM van thanh tra
Cục thuế TP.HCM đang thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của Grab 
Liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Grab, mới đây TAND Q.10, TP.HCM cũng xác nhận đang thụ lý 2 vụ kiện tranh chấp hợp đồng dịch vụ/hợp đồng hợp tác của 2 nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Hưng (45 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) và anh Nguyễn Thế Thiện (38 tuổi, Bình Dương) khởi kiện Grab.
Theo đơn khởi kiện, hai nguyên đơn này cho biết từng là tài xế đối tác của Grab. Trong đó, anh Hưng bắt đầu chạy Grab Car từ tháng 1-2018, còn anh Thiện chạy Grab Car từ tháng 9-2018. Tuy nhiên, sau đó cả hai đã bị Grab đơn phương ngừng hoạt động vĩnh viễn đối với tài khoản.
Cho rằng lý do bị Grab khóa vĩnh viễn tài khoản không chính đáng nên cả hai đã khởi kiện ra tòa. Bên cạnh việc yêu cầu Grab phải kết nối lại tài khoản, bồi thường thiệt hại, hai tài xế này còn đề nghị Grab cung cấp hóa đơn chứng từ mà công ty đã thu của mình và đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT 3,6% trên tổng doanh thu trong thời gian hợp tác.
Mới đây, hàng loạt tài xế từng chạy Grab cũng đã nộp đơn lên Cục Thuế TP.HCM yêu cầu xác minh việc đóng thuế hộ của Grab đối với các trường hợp của họ. Theo những tài xế này, với số lượng tài xế đối tác của Grab bao gồm Grabike, Grabtaxi, Grabcar lên tới hàng trăm ngàn người, số tiền thu hộ 3,6% tổng doanh thu khách hàng trả sẽ rất lớn. Do đó, đây không chỉ là vấn đề quyền lợi của người nộp thuế mà còn là việc chấp hành nghĩa vụ nghĩa vụ thuế của Grab đối với nhà nước.
Grab noi da dong thue gan 1.000 ty nhung Cuc thue TP.HCM van thanh tra-Hinh-2
Nhiều tài xế nộp đơn lên Cục Thuế TP.HCM yêu cầu xác minh việc đóng thuế hộ của Grab 
Không chỉ tài xế Grab Car, nhiều tài xế Grab 2 bánh cũng tỏ ra bức xúc khi từ ngày 26-8-2019, Grab bắt đầu khấu trừ trong ví tài khoản 60.000 đồng/ngày. Thời gian áp dụng khấu trừ kéo dài đến hết ngày 31-12-2019 để thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2019. Đối tượng áp dụng là các tài xế có doanh thu trên 100 triệu hoặc có khả năng đạt doanh thu 100 triệu trong năm 2019.
Đến cuối năm, Grab sẽ tính toán lại mức thuế mà tài xế phải nộp. Nếu mức thuế chênh lệch so với mức mà công ty đã thu, Grab sẽ thu tiếp hoặc hoàn lại tiền cho đối tác. Không đồng tình với chính sách này, ngày 26-8, nhiều tài xế đã kéo lên trụ sở Grab nằm trên đường Tô Hiến Thành (Q.10, TP.HCM) để phản đối.

Nguy cơ bị quản lý như taxi, Grab gửi đơn lên Thủ tướng

Ngày 25/10, Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) đã có Công văn số 2510 gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ quan ngại về dự thảo Nghị định Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô để thay thế Nghị định 86 và mong muốn Chính phủ đưa ra những quyết sách đúng đắn và phù hợp với thời đại.
 

Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ, đại diện Grab cho rằng, doanh nghiệp đã đóng vai trò là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT), góp phần đưa ngành vận tải Việt Nam hòa nhập, bắt kịp với làn sóng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, Grab Việt Nam cảm thấy hết sức bất ngờ và quan ngại với những nội dung và quy định trong Dự thảo mới nhất mà Bộ Giao thông vận tải vừa trình lên Chính phủ.
Nguy co bi quan ly nhu taxi, Grab gui don len Thu tuong
 
Theo đại diện Grab, với Điều 3.7 và Điều 3.2, có nghĩa là xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ trở xuống sẽ không được áp dụng hợp đồng vận tải điện tử. Tất cả các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử sẽ buộc phải trở thành các đơn vị kinh doanh vận tải. Những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã mang lại cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Nguy cơ phải bồi thường 41,2 tỷ cho Vinasun, sếp Grab nói gì?

(Kiến Thức) - Sau khi VKS đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng cho Vinasun, đại diện Grab tỏ ý không phục.

Liên quan đến vụ Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab) bồi thường 41,2 tỷ, chiều 23/10, sau 4 ngày xét xử, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của Vinasun, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng.

Khách phàn nàn Grab chiều chuộng người mới, bỏ bê khách cũ

Khách hàng lâu năm của Grab so bì ít nhận được khuyến mãi hơn so với những người dùng mới. Cùng một đoạn đường và thời gian gọi xe nhưng họ phải trả nhiều hơn vài chục nghìn đồng.
 

Sau khi thâu tóm Uber vào tháng 4 năm nay, Grab hầu như độc chiếm thị phần gọi xe công nghệ trong nước bởi hãng này không còn đối thủ xứng tầm để cạnh tranh.