Grab bị các nước xử phạt sai phạm thế nào?

(Kiến Thức) - Mới đây, TAND TP.HCM tuyên Công ty TNHH Grab Việt Nam phải bồi thường cho Vinasun số tiền hơn 4,8 tỷ đồng. Trước đó, Grab cũng bị chính quyền một số nước xử phạt vì có những sai phạm trong hoạt động kinh doanh.

Vào ngày 28/12 vừa qua, TAND TP HCM chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), tuyên buộc Công ty TNHH Grab Việt Nam bồi thường cho nguyên đơn hơn 4,8 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử đã chỉ ra nhiều sai phạm của Grab trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, Grab có mối quan hệ nhân quả giữa sai phạm của Grab với thiệt hại của Vinasun. Hội đồng xét xử cho hay đơn vị này không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thua lỗ của Vinasun. Vì vậy, tòa buộc Grab bồi thường cho Vinasun số tiền hơn 4,8 tỷ đồng và không chấp nhận yêu cầu của Vinasun đòi Grab số tiền hơn 36,3 tỷ đồng.
Grab bi cac nuoc xu phat sai pham the nao?
Grab bị Singapore và Philippines phạt khoản tiền lớn cho vụ sáp nhập với Uber.
Đây là án phạt mới nhất dành cho Grab. Trước đó, Grab bị một số nước đưa ra mức xử phạt vì có những sai phạm trong kinh doanh. Gần đây nhất, Grab bị phạt khoản tiền lớn cho vụ sáp nhập với Uber hồi đầu năm 2018.
Cụ thể, vào tháng 3/2018, Uber bán toàn bộ hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á cho đối thủ Grab để đổi lấy 27,5% cổ phần của Grab.
Sau khi hoàn thành thương vụ sáp nhập, Grab tăng chi phí cho mỗi chuyến đi lên 10 - 15%, giảm điểm thưởng của khách hàng xuống và giảm tần suất các chương trình tăng điểm thưởng cho tài xế.
Trước sự việc này, Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Singapore (CCCS) đã vào cuộc điều tra. Cuối cùng, CCCS đi đến kết luận vụ sáp nhập đã làm giảm đáng kể tính cạnh tranh trong thị trường dịch vụ gọi xe bằng ứng dụng công nghệ ở Singapore.
Vì vậy, vào ngày 24/9/2018, Singapore đưa ra mức phạt dành cho Grab và Uber 13 triệu SGD (222 tỉ đồng) vì vi phạm luật cạnh tranh. Ngoài ra, Singapore còn đưa ra nhiều biện pháp yêu cầu Grab phải giảm chi phí các chuyến xe và tăng thêm đối thủ cạnh tranh với Grab, áp dụng lại giá cũ, cho phép tài xế Grab có thể sử dụng các ứng dụng gọi xe khác.
Cũng liên quan đến vụ sáp nhập trên, vào tháng 10/2018, cơ quan giám sát cạnh tranh Philippines đưa ra mức phạt 16 triệu peso (khoảng 297.000 USD) đối với Grab và Uber vì hoàn tất sáp nhập trong lúc thương vụ vẫn đang được cơ quan này xem xét.

Mời độc giả xem video: Nhiều nước Đông Nam Á đưa thương vụ Grab - Uber vào tầm ngắm (nguồn: VTV1)

Bên cạnh thương vụ sáp nhập với Uber, Grab còn từng bị Bulgaria phạt vì bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. Điều này xuất phát từ việc nhiều hãng taxi truyền thống của Bulgaria biểu tình vì cho rằng các ứng dụng như Uber đang cạnh tranh không lành mạnh khi sử dụng tài xế không có giấy phép lái taxi, không có giấy phép hành nghề vận tải.
Sau khi vào cuộc điều tra phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan vận tải, chính quyền Bulgaria đã đưa ra mức phạt 50.000 Euro (khoảng 57.000 USD) dành cho Uber vì những cáo buộc trên. Giới chức Bulgaria còn yêu cầu Uber và các dịch vụ tương tự phải có xe taxi và tài xế được cấp phép nếu muốn vận hành. Về sau, Uber đã rút khỏi thị trường Bulgaria.

Độc chiêu trị tội ngoại tình, cưỡng dâm thời TQ cổ đại

(Kiến Thức) - Thời Đường, kẻ cưỡng dâm người thân trong gia đình sẽ bị treo cổ; những nô tỳ cả gan hại đời chủ nhân sẽ bị chặt đầu...

Ngoại tình, cưỡng dâm xưa nay vẫn bị coi là hành vi đi ngược lại quy chuẩn đạo đức xã hội. Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những mối quan hệ ngoài luồng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, những hành vi cưỡng bức luôn bị lên án. Vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa vốn khắt khe và đề cao đức hạnh của người phụ nữ, đề cao cương thường đạo lý, người ta nhìn nhận thế nào về chuyện ngoại tình, cưỡng dâm? Và số phận của những kẻ dám cả gan vượt rào ấy liệu có bi thảm?
  Ngoại tình, cưỡng dâm xưa nay vẫn bị coi là hành vi đi ngược lại quy chuẩn đạo đức xã hội. Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những mối quan hệ ngoài luồng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, những hành vi cưỡng bức luôn bị lên án. Vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa vốn khắt khe và đề cao đức hạnh của người phụ nữ, đề cao cương thường đạo lý, người ta nhìn nhận thế nào về chuyện ngoại tình, cưỡng dâm? Và số phận của những kẻ dám cả gan vượt rào ấy liệu có bi thảm? 

Khiếp sợ quái chiêu tra tấn của bà hoàng khét tiếng lịch sử

(Kiến Thức) - Ranavalona I là bà hoàng Madagascar khét tiếng lịch sử thế giới bởi những hành động tàn bạo, đẫm máu gây ra cho dân chúng. Không những vậy, nữ hoàng Ranavalona I còn khiến người đời khiếp sợ bởi những kiểu tra tấn hãi hùng và hình phạt tàn khốc. 

Khiep so quai chieu tra tan cua ba hoang khet tieng lich su
 Bà hoàng Madagascar Ranavalona I (1778–1861) là một nhà lãnh đạo tàn ác nổi tiếng lịch sử. Ranavalona I được biết đến như một bạo chúa khi bắt những  người nông dân cầm vũ khí khi phát động nhiều cuộc chiến đẫm máu.

Tội tham nhũng bị xử phạt thế nào qua 3 bộ luật thời phong kiến?

Dưới thời phong kiến, tội tham nhũng thường bị xử phạt rất nghiêm khắc. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, phạm nhân sẽ bị đánh trượng, chặt tay, tử hình.

Quy định của các bộ luật Hình Thư, Hồng Đức, Gia Long còn được lưu lại đến nay phần nào cho thấy được cách chống tham nhũng của các triều đại phong kiến trước đây.