Giữ tâm bình lặng

Nước tĩnh lặng chiếu là hình ảnh của tâm bình lặng. Tâm bình lặng là khi tâm không bị những tâm hành giận hờn, ghen tị, sợ hãi làm cho xao động. 

Bạn cứ hình dung một mặt hồ nước tĩnh trên núi, phản chiếu mây trời và các đỉnh núi rõ nét cho đến nỗi ta có thể chụp hình mây trời và đỉnh núi khi đưa ống kính hướng về mặt hồ.
Tâm ta tĩnh lặng thì ta cũng phản chiếu được sự thực một cách trung thực, không làm cho sự thực méo mó. Hơi thở và thế ngồi cũng như bước chân chánh niệm có thể làm lắng dịu lại được những tâm hành như giận hờn, sợ hãi, tuyệt vọng...
Nước tĩnh lặng chiếu là hình ảnh của tâm bình lặng.
 Nước tĩnh lặng chiếu là hình ảnh của tâm bình lặng.
Trong kinh Quán Niệm Hơi Thở, Bụt có đưa ra một bài tập gọi là An tịnh tâm hành, làm cho tâm hành an tịnh. Tâm hành đây là những trạng thái giận hờn, sợ hãi, lo lắng...
“Thở vào, tôi nhận diện được tâm hành đang có mặt trong tôi”. Bạn có thể gọi tên tâm hành ấy. Nó là sự bực bội. Nó là sự lo lắng. Ta không cần phải đàn áp nó, chê trách nó, xua đuổi nó. Ta chỉ cần nhận diện sự có mặt của nó là đủ. Đó là phép nhận diện đơn thuần, không tìm cách níu kéo cũng không tìm cách xua đuổi.
“Thở ra, tôi làm lắng dịu tâm hành trong tôi.” Hơi thở chánh niệm khi nhận diện và ôm ấp tâm hành có khả năng làm lắng dịu tâm hành.
Bài tập này cũng giống như bài tập mà bạn đã học để làm lắng dịu thân hành, nghĩa là lắng dịu những căng thẳng và đau nhức trong thân. Bài này cũng là của Bụt dạy trong kinh Quán Niệm Hơi Thở.
Bạn là người hành giả, nghĩa là người thực tập thiền quán, chứ không phải chỉ là một học giả hay một lý thuyết gia về thiền. Vì vậy, bạn nên luyện tập để làm lắng dịu những tâm hành, những cảm xúc của mình khi chúng bắt đầu phát hiện. Như vậy bạn mới có thể làm chủ được thân tâm và không gây đổ vỡ trong bạn cũng như người khác, kể cả người thương của bạn.
Sư Ông Làng Mai

Đi chùa - Bước đầu của hành trình tâm linh

Sự va chạm này là một cơ hội lớn cho chúng ta thử nghiệm với chính mình.

Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: “Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi”. Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả v.v… để "sau này" được hưởng phước tốt lành.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Sự im lặng

Mặt tích cực của sự im lặng thể hiện rõ nét trong văn hóa giao tiếp. Trong một cuộc nói chuyện có nhiều người tham gia, họ ở nhiều độ tuổi, trình độ học vấn, xuất thân từ gia cảnh khác nhau. Là một trong những người ấy thì ta nên biết im lặng để lắng nghe và phát biểu đúng lúc. Đặc biệt phải biết im lặng khi người đối thoại trực tiếp với ta tỏ vẻ muốn... tranh cãi!

Trong cuộc sống thường nhật, ta có nên im lặng? Nên và không nên! - Ảnh minh họa
 Trong cuộc sống thường nhật, ta có nên im lặng? Nên và không nên! - Ảnh minh họa

Im lặng theo hướng tích cực có nhiều cái lợi. Nhưng muốn giữ được sự im lặng trong những trường hợp như thế phải có bí quyết. Tâm phải tĩnh, không hiếu thắng, không hiếu danh. Sự im lặng có ý nghĩa nhân văn vì không nên tranh cãi vô ích, những chuyện không đáng.

Mặt tiêu cực của sự im lặng là gì? Im lặng thể hiện sự bàng quan, ai làm gì kệ họ không liên quan gì đến ta. Đó là sự im lặng theo hướng ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Lại có sự im lặng theo hướng “chống đối ngầm”. Thấy người khác hơn mình. Im lặng. Im lặng để ngấm ngầm làm những chuyện hại người. Sự im lặng khó đoán, thâm độc.

Và một sự im lặng khác cũng tai hại không kém. Sự im lặng vô cảm. Khi tham gia giao thông trên đường, thấy một tai nạn giao thông. Người bị tai nạn nằm đấy, không ai giúp đỡ người bị nạn, họ im lặng vô cảm và lặng lẽ lấy điện thoại di động ra quay lại cảnh ấy. Thấy cảnh đánh nhau, họ im lặng nhếch môi cười bỏ đi. Tới chốt đèn giao thông, họ thấy người ta vượt đèn đỏ, họ im lặng nhìn trước nhìn sau và tham gia vượt...  theo!

Trong cuộc sống thường nhật, ta có nên im lặng? Nên và không nên! Bạn trẻ ngày nay rất sáng tạo, năng động. Với họ, im lặng đôi khi lại khó. Dù khó nhưng phải rèn cho mình biết im lặng. Im lặng khi cần thiết cho mình, cho người và đừng nên im lặng khi người khác cần mình giúp đỡ.