Giới khoa học làm gì để bảo tồn cá thể giống rùa Hồ Gươm?

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà nghiên cứu, bảo tồn thuộc Chương trình bảo tồn rùa châu Á khẳng định cá thể rùa được phát hiện ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội mới đây là cùng giống rùa Hồ Gươm.

Thông tin con rùa khổng lồ ở hồ Xuân Khanh chính là loài rùa Hồ Gươm huyền thoại được công bố mới đây đã gây chấn động dư luận.
Cá thể giống rùa Hồ Gươm mới được phát hiện bởi các nhà bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) ở hồ Xuân Khanh, gần với hồ Đồng Mô - nơi sinh sống của cá thể rùa Hồ Gươm duy nhất còn lại tại Việt Nam trước khi có phát hiện chấn động này.
Thông qua việc chụp được hình ảnh, quan sát bằng thực tế, và xét nghiệm gen qua mẫu nước, các nhà nghiên cứu đã khẳng định hồ Xuân Khanh chắc chắn có con giải (tên khoa học Rafetus swinhoei), còn có tên gọi khác là rùa Hồ Gươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới.
Gioi khoa hoc lam gi de bao ton ca the giong rua Ho Guom?
 Ảnh cá thể giống rùa Hồ Gươm khổng lồ nổi đầu ở hồ Xuân Khanh. Nguồn: Chương trình bảo tồn rùa châu Á
Các nhà khoa học nhấn mạnh phát hiện này nâng số lượng cá thể rùa này trên thế giới lên 4 con, tăng cơ hội ghép giống nhằm bảo tồn loài rùa quý hiếm.
Việc nhân giống loài rùa Hồ Gươm được đánh giá rất khó khăn, gần như bế tắc. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã thử ghép đôi sinh sản cặp rùa gồm một cá thể cái và cá thể đực già ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc nhưng các nỗ lực nhân giống vẫn chưa thành công do trứng của rùa không được thụ tinh.
Tuy nhiên, trên quan điểm khoa học và bảo tồn, trình độ khoa học và công nghệ hiện tại có thể giúp khôi phục các cá thể giống rùa Hồ Gươm và đưa loài rùa mai mềm cỡ lớn này trở lại hồ Gươm trong tương lai bởi công nghệ nhân bản đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Mời quý vị xem video: Thả cụ rùa Hồ Gươm về môi trường tự nhiên

Trước đây, các nhà bảo tồn rùa quốc tế từng có ý tưởng thực hiện một dự án bảo tồn Rùa Hồ Gươm táo bạo, thúc đẩy càng sớm càng tốt việc duy trì nòi giống của loài rùa này bằng việc cho phối giống với một con rùa gần nhất về mặt gene và di truyền.  
Nhưng việc nhân giống các cá thể rùa mai mềm lớn như Rùa Hoàn Kiếm, lại có rủi ro cao hơn bởi các nguy cơ xung đột, đánh nhau để rồi cùng chết ở rùa mai mềm là hiện hữu. Đấy là chưa kể thiết kế môi trường sống để hai cá thể có thể thụ thân, chưa kể việc vận chuyển...
Hiện cá thể rùa này vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ do hồ Xuân Khanh là hồ nhỏ, đang được tư nhân quản lý, hoạt động quây lưới, đánh bắt thủy sản vẫn diễn ra. Trước mắt, có ý kiến cho rằng, trong trường hợp cá thể rùa này bị bắt có thể cứu hộ đưa đến hồ Đồng Mô.

Hải Dương: Bắt được ba ba "khủng" cùng họ Rùa Hồ Gươm

Người dân đang bàn tán xôn xao chuyện gia đình ông Vũ Văn Hạnh ở thôn Mỹ Động (Hải Dương) bắt được con ba ba khổng lồ, nặng tới 22kg.

Ngày 21/12, gia đình ông Hạnh thu hoạch ao ba ba. Khi gạn nước ao còn ngang ngực, gia đình ông bất ngờ phát hiện có con ba ba khổng lồ. Anh Ngọc là cháu họ ông Hạnh, người trực tiếp bắt ba ba kể: "Con ba ba quá to khỏe lại liên tục vùng vẫy nên tôi cùng một thanh niên khác vật lộn nửa giờ mà không bắt được. Khi đứng hai chân lên, nó còn đưa tôi đi một đoạn xa". Sau khi được một người nữa giúp sức, con ba ba mới được mang lên bờ. Thấy con ba ba to nên gia đình ông Hạnh không bán mà để nuôi tiếp.

Hai Duong: Bat duoc ba ba
 
Từng đi nhiều nơi mua ba ba, anh Phạm Thế Giỏi ở xã Hiến Thành cho biết: "Đây là con ba ba to nhất mà tôi thấy ở các tỉnh miền Bắc trong vòng 4 năm qua. Cách đây 5 năm, con ba ba lớn nhất tôi từng thấy ở Yên Bái nặng 27 kg, năm ngoái ở Hưng Yên cũng có con nặng 17 kg". Theo anh Giỏi, con ba ba này có thể có nguồn gốc từ Tây Ninh, thường sống ở suối. Loài ba ba này thịt săn chắc, giòn, thơm ngon, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với các loài ba ba thường.

Theo ông Hạnh, đây là con ba ba cái, được con trai ông mang từ miền Nam ra cách đây 12 năm từ khi còn nhỏ rồi thả chung trong ao nuôi ba ba của gia đình. Mấy năm đầu do lạ nước nên ba ba hầu như không lớn. Thời gian gần đây, do đã thích nghi với môi trường sống nên ba ba lớn khá nhanh. Có lần các cháu ông ra câu nhưng không kéo được ba ba lên mà còn bị mất cả lưỡi câu. "Dù được nuôi trong ao nhưng cả tháng tôi mới cho ăn một lần, thức ăn chủ yếu là ốc và cá tạp. Nếu cho ăn thường xuyên có lẽ nó còn to hơn nhiều", ông Hạnh nói.

Con ba ba nói trên có mai rộng khoảng 0,5m, dài khoảng 0,8m, da vàng bóng, nhiều thương lái đến hỏi mua với giá từ 18-20 triệu đồng nhưng gia đình không bán. "Tôi dự định sẽ cho phối giống với một con ba ba gai để cho ra giống ba ba có trọng lượng lớn, giá trị kinh tế cao", ông Hạnh cho biết.

Qua hình ảnh chúng tôi cung cấp, PGS. TS. Hà Đình Đức, nguyên giảng viên cao cấp Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đây là con cua đinh hay còn gọi ba ba Nam Bộ, có tên khoa học là Tryonychidae thuộc họ rùa mai mềm, cùng họ cụ rùa Hồ Gươm. Con trưởng thành có thể nặng tới 40-50 kg. Đặc điểm dễ nhận biết nhất nằm ở những nốt sần tròn phía trước gờ mai và mỏ nhọn. Loài này phân bố từ Tây Nguyên vào Nam Bộ, nằm trong Sách đỏ năm 2007, cần được bảo tồn. Nhưng rất may, loại ba ba này đang được người dân nhân giống để nuôi thương phẩm, nhiều nhất ở Sơn La.

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục môi trường Việt Nam, đây là trường hợp đầu tiên ở Hải Dương phát hiện cua đinh lớn. Tuy không quý bằng rùa Hồ Gươm nhưng cần khuyến khích người dân nhân rộng để bảo tồn loài vật quý hiếm này.

Giật mình chuyện động vật báo ơn con người

Thú vật cũng có tình cảm và nhận thức. Vì vậy từ xưa đến nay đã có nhiều câu chuyện cảm động về sự báo ơn của loài vật.

Clip thả cụ rùa Hồ Gươm về tự nhiên:

Hươu cao cổ đáng thương gặp nạn khi cố làm điều này...

(Kiến Thức) - Tò mò, hiếu kỳ và muốn xin thức ăn, hươu cao cổ đã thò hẳn đầu vào trong ô tô của du khách. Chẳng may do va chạm mạnh, cửa kính xe bị vỡ khiến ai nấy đều giật mình hoảng hốt. 

Sự việc xảy ra tại công viên West Midlands Safari, Worcestershire, Anh. Theo thông tin đăng tải, một cặp vợ chồng đã rất vui vẻ khi được một con hươu cao cổ chú ý đến.
Tuy nhiên, vui mừng chưa được bao lâu, hai vợ chồng được phen giật mình khi con hươu cao cổ đột ngột thò hẳn đầu vào trong xe để tìm kiếm thức ăn.