Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Giật mình loài chuột khổng lồ bị cả nước Mỹ "truy nã"

31/03/2025 07:30

Loài chuột khổng lồ này đang đe dọa nước Mỹ, đến nỗi chính phủ phải "truy nã", thưởng tiền và khuyến khích người dân ăn thịt chúng.

Tuệ Minh (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
"Các loài động vật xâm lấn như chuột Nutria đang chèn ép động vật hoang dã bản địa, hủy hoại môi trường sống và tàn phá hệ sinh thái. Thay vì phàn nàn, hãy đưa chúng vào menu, sau đó sẽ ghi nhận việc làm của bạn như một thành tích đáng để tuyên dương." Đó là thông cáo của Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (FWS).
"Các loài động vật xâm lấn như chuột Nutria đang chèn ép động vật hoang dã bản địa, hủy hoại môi trường sống và tàn phá hệ sinh thái. Thay vì phàn nàn, hãy đưa chúng vào menu, sau đó sẽ ghi nhận việc làm của bạn như một thành tích đáng để tuyên dương." Đó là thông cáo của Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (FWS).
Nhưng dù bạn có ý định chế biết thịt chuột Nutria thành món gì đi chăng nữa, hãy chú ý một điều: Giữ lại chiếc đuôi khổng lồ của nó và gửi đến Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ở đó, họ đang có chương trình treo thưởng 6 USD, tương đương 153.000 VNĐ, cho mỗi chiếc đuôi chuột Nutria mà bạn bắt được.
Nhưng dù bạn có ý định chế biết thịt chuột Nutria thành món gì đi chăng nữa, hãy chú ý một điều: Giữ lại chiếc đuôi khổng lồ của nó và gửi đến Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ở đó, họ đang có chương trình treo thưởng 6 USD, tương đương 153.000 VNĐ, cho mỗi chiếc đuôi chuột Nutria mà bạn bắt được.
Nutria là một loài gặm nhấm thuộc họ chuột gai có danh pháp khoa học là Myocastor coypus. Vốn là một loài bán thủy sinh chỉ sống ở Nam Mỹ, nhưng vài thập kỷ nay, chuột Nutria lại trở thành nỗi ác mộng sinh thái ở Mỹ.
Nutria là một loài gặm nhấm thuộc họ chuột gai có danh pháp khoa học là Myocastor coypus. Vốn là một loài bán thủy sinh chỉ sống ở Nam Mỹ, nhưng vài thập kỷ nay, chuột Nutria lại trở thành nỗi ác mộng sinh thái ở Mỹ.
Mọi chuyện bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, sau khi một thương nhân nào đó có ý tưởng nhập khẩu loài chuột nước này vào Mỹ để nuôi lấy lông. Chuột Nutria đã phục vụ ngành công nghiệp áo lông thú ở quốc gia này trong nhiều thập kỷ, trước khi, chúng tìm được đường trốn thoát khỏi các trang trại nuôi thú tập trung và trở thành một loài hoang dã xâm lấn.
Mọi chuyện bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, sau khi một thương nhân nào đó có ý tưởng nhập khẩu loài chuột nước này vào Mỹ để nuôi lấy lông. Chuột Nutria đã phục vụ ngành công nghiệp áo lông thú ở quốc gia này trong nhiều thập kỷ, trước khi, chúng tìm được đường trốn thoát khỏi các trang trại nuôi thú tập trung và trở thành một loài hoang dã xâm lấn.
Chỉ một cặp chuột Nutria xuất hiện ngoài môi trường đã trở thành vấn đề, bởi loài gặm nhấm này có tốc độ sinh sản cực kỳ siêu việt. Một con chuột cái có thể mang thai tới 3 lần trong 1 năm. Mỗi lần, chúng đẻ trung bình từ 4 đến tối đa 13 con. Tính ra, một cặp chuột Nutria có thể đẻ từ 12 đến tối đa 39 con non trong một năm.
Chỉ một cặp chuột Nutria xuất hiện ngoài môi trường đã trở thành vấn đề, bởi loài gặm nhấm này có tốc độ sinh sản cực kỳ siêu việt. Một con chuột cái có thể mang thai tới 3 lần trong 1 năm. Mỗi lần, chúng đẻ trung bình từ 4 đến tối đa 13 con. Tính ra, một cặp chuột Nutria có thể đẻ từ 12 đến tối đa 39 con non trong một năm.
Sống ở các khu vực ngập nước, chuột Nutria thường ăn thực vật thủy sinh như cỏ nước, lau, sậy. Nhưng một khi lọt được vào khu vực nông nghiệp của con người, chúng sẽ ăn cả ngô, mía và lúa mì. Một con Nutria cần một lượng thức ăn tương đương ¼ trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày. Nghĩa là chúng có thể ăn tới 4 kg thực vật.
Sống ở các khu vực ngập nước, chuột Nutria thường ăn thực vật thủy sinh như cỏ nước, lau, sậy. Nhưng một khi lọt được vào khu vực nông nghiệp của con người, chúng sẽ ăn cả ngô, mía và lúa mì. Một con Nutria cần một lượng thức ăn tương đương ¼ trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày. Nghĩa là chúng có thể ăn tới 4 kg thực vật.
Loài gặm nhấm này có tốc độ sinh sản cực kỳ siêu việt. Chỉ một cặp chuột Nutria duy nhất trong một năm có thể sinh tối đa 793 hậu duệ, bao gồm 52 con, 234 cháu và 507 chắt về mặt lý thuyết. Nếu tính con số trung bình trong vòng đời 3 năm, chúng có thể đẻ 2.356 hậu duệ, với 36 con, 288 cháu, 592 chắt, 704 chút và 736 chít.
Loài gặm nhấm này có tốc độ sinh sản cực kỳ siêu việt. Chỉ một cặp chuột Nutria duy nhất trong một năm có thể sinh tối đa 793 hậu duệ, bao gồm 52 con, 234 cháu và 507 chắt về mặt lý thuyết. Nếu tính con số trung bình trong vòng đời 3 năm, chúng có thể đẻ 2.356 hậu duệ, với 36 con, 288 cháu, 592 chắt, 704 chút và 736 chít.
Oái oăm ở chỗ, loài chuột nước này lại chỉ thích ăn rễ cây. Một khi chúng đào bật rễ cây lên để ăn, cả cái cây đó sẽ chết. Mức độ tàn phá sinh khối thực vật của một con Nutria vì vậy tăng lên gấp 10 lần lượng thực vật mà chúng thực sự ăn. Các nhà khoa học cho biết ở những khu vực mà Nutria xuất hiện, ít nhất 40% thảm thực vật sẽ bị phá hoại.
Oái oăm ở chỗ, loài chuột nước này lại chỉ thích ăn rễ cây. Một khi chúng đào bật rễ cây lên để ăn, cả cái cây đó sẽ chết. Mức độ tàn phá sinh khối thực vật của một con Nutria vì vậy tăng lên gấp 10 lần lượng thực vật mà chúng thực sự ăn. Các nhà khoa học cho biết ở những khu vực mà Nutria xuất hiện, ít nhất 40% thảm thực vật sẽ bị phá hoại.
Khi thảm thực vật bị phá hủy với tốc độ nhanh, đất đai mất đi lớp rễ cây giữ chặt sẽ trở nên dễ bị xói mòn và sạt lở, đặc biệt ở những vùng đất ngập nước hoặc ven sông. Điều này sẽ làm mất môi trường sống của nhiều loài động vật khác, từ côn trùng, chim chóc đến các loài thủy sinh, gây rối loạn cân bằng sinh thái.
Khi thảm thực vật bị phá hủy với tốc độ nhanh, đất đai mất đi lớp rễ cây giữ chặt sẽ trở nên dễ bị xói mòn và sạt lở, đặc biệt ở những vùng đất ngập nước hoặc ven sông. Điều này sẽ làm mất môi trường sống của nhiều loài động vật khác, từ côn trùng, chim chóc đến các loài thủy sinh, gây rối loạn cân bằng sinh thái.
Để chống lại cuộc xâm lược của loài chuột khổng lồ này, từ năm 2002, bang Louisiana đã triển khai một chương trình tiễu trừ Nutria trên diện rộng. Ban đầu, họ sử dụng các loại bẫy mồi đơn giản để bắt Nutria. Nhưng khi số lượng quần thể loài chuột này tăng lên, bẫy mồi đã không còn tác dụng đáng kể.
Để chống lại cuộc xâm lược của loài chuột khổng lồ này, từ năm 2002, bang Louisiana đã triển khai một chương trình tiễu trừ Nutria trên diện rộng. Ban đầu, họ sử dụng các loại bẫy mồi đơn giản để bắt Nutria. Nhưng khi số lượng quần thể loài chuột này tăng lên, bẫy mồi đã không còn tác dụng đáng kể.
Dưới sự hậu thuẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bang Louisiana đã đưa chuột Nutria ra khỏi danh sách động vật hoang dã, vốn bị cấm săn bắn. Thay vào đó, họ còn cấp phép và khuyến khích các thợ săn diệt trừ loài chuột xâm lấn này. Mỗi chiếc đuôi chuột Nutria thu thập được, các thợ săn sẽ được thưởng 4 USD. Số tiền thưởng thập chí còn tăng lên 6 USD từ năm 2007.
Dưới sự hậu thuẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bang Louisiana đã đưa chuột Nutria ra khỏi danh sách động vật hoang dã, vốn bị cấm săn bắn. Thay vào đó, họ còn cấp phép và khuyến khích các thợ săn diệt trừ loài chuột xâm lấn này. Mỗi chiếc đuôi chuột Nutria thu thập được, các thợ săn sẽ được thưởng 4 USD. Số tiền thưởng thập chí còn tăng lên 6 USD từ năm 2007.
Các thợ săn Nutria có thể thu thập đuôi chuột để kiếm tiền thưởng, bán thịt chuột cho công ty sản xuất thức ăn thú cưng, và họ còn có thể quên góp lông cho Righteous Fur, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thu thập lông Nutria để giới thiệu nó trở lại ngành thời trang lông thú, trước đây từng bị lên án mạnh mẽ vì góp phần đẩy nhiều loài động vật có lông vào nguy cơ tuyệt chủng
Các thợ săn Nutria có thể thu thập đuôi chuột để kiếm tiền thưởng, bán thịt chuột cho công ty sản xuất thức ăn thú cưng, và họ còn có thể quên góp lông cho Righteous Fur, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thu thập lông Nutria để giới thiệu nó trở lại ngành thời trang lông thú, trước đây từng bị lên án mạnh mẽ vì góp phần đẩy nhiều loài động vật có lông vào nguy cơ tuyệt chủng
Trong một nỗ lực gần đây nhất để kiếm soát chuột Nutria, Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (FWS) đã đưa loài động vật này vào một "menu" 5 loài động vật xâm lấn mà con người có thể ăn để bảo vệ môi trường. Họ đang cố gắng thuyết phục người dân Mỹ ăn thịt chuột Nutria vì thịt của loài vật này "rất nạc và ngon".
Trong một nỗ lực gần đây nhất để kiếm soát chuột Nutria, Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (FWS) đã đưa loài động vật này vào một "menu" 5 loài động vật xâm lấn mà con người có thể ăn để bảo vệ môi trường. Họ đang cố gắng thuyết phục người dân Mỹ ăn thịt chuột Nutria vì thịt của loài vật này "rất nạc và ngon".
Thịt Nutria chứa tới 25% protein, trong khi rất ít chất béo, chỉ khoảng 3-5% so với 20% béo ở thịt bò. Ngoài ra, thịt Nutria còn chứa nhiều khoáng chất như sắt và kẽm rất tốt cho sức khỏe. Để tăng thêm phần hấp dẫn cho chiến dịch kêu gọi, cơ quan chính phủ Mỹ từng mời một số đầu bếp nổi tiếng sáng tạo ra các món ăn từ thịt chuột Nutria.
Thịt Nutria chứa tới 25% protein, trong khi rất ít chất béo, chỉ khoảng 3-5% so với 20% béo ở thịt bò. Ngoài ra, thịt Nutria còn chứa nhiều khoáng chất như sắt và kẽm rất tốt cho sức khỏe. Để tăng thêm phần hấp dẫn cho chiến dịch kêu gọi, cơ quan chính phủ Mỹ từng mời một số đầu bếp nổi tiếng sáng tạo ra các món ăn từ thịt chuột Nutria.
Những đầu bếp cũng xác nhận vị thịt của loài chuột này về cơ bản ngọt và ngon như thịt thỏ. Nó cũng có vị giống thịt gà và mọi người đều có thể ăn được. Họ lập hẳn một trang web để hướng dẫn cách thức chế biến các mon ăn sao cho hấp dẫn nhất có thể.
Những đầu bếp cũng xác nhận vị thịt của loài chuột này về cơ bản ngọt và ngon như thịt thỏ. Nó cũng có vị giống thịt gà và mọi người đều có thể ăn được. Họ lập hẳn một trang web để hướng dẫn cách thức chế biến các mon ăn sao cho hấp dẫn nhất có thể.
Mặc dù vậy, nhiều người dân Mỹ vẫn thờ ơ với lời kêu gọi ăn thịt chuột Nutria của FWS. Các khảo sát cho thấy phần lớn họ không thoát được khỏi so sánh Nutria với một con chuột khổng lồ, loài vật mà trong văn hóa Phương Tây vốn bị kinh sợ và họ không có truyền thống ăn thịt chúng.
Mặc dù vậy, nhiều người dân Mỹ vẫn thờ ơ với lời kêu gọi ăn thịt chuột Nutria của FWS. Các khảo sát cho thấy phần lớn họ không thoát được khỏi so sánh Nutria với một con chuột khổng lồ, loài vật mà trong văn hóa Phương Tây vốn bị kinh sợ và họ không có truyền thống ăn thịt chúng.
Mời độc giả xem thêm video "Săn chuột Nutria nhận thưởng ở Los Angles".

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/7: Nhân Mã công danh gặp cản trở

Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/7: Nhân Mã công danh gặp cản trở

06/07/2025 17:30
Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

06/07/2025 12:50
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

06/07/2025 12:25
"Tôm bò trên cây" nửa triệu đồng/kg cũng khó mua

"Tôm bò trên cây" nửa triệu đồng/kg cũng khó mua

06/07/2025 20:00

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status