Giải mã quái chiêu những đường dây ma túy “khủng”

Trong những tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng Việt Nam tập trung lực lượng đấu tranh, liên tiếp chặt đứt hơn 20 vụ vận chuyển ma túy với số lượng rất khủng khiếp, có vụ lên đến hơn cả tấn.  

Kỳ 1 - Đường đi lắt léo
Trong khi đường dây sản xuất ma túy khủng nhất nước do Văn Kính Dương đưa ra xét xử thì lực lượng chức năng liên tiếp triệt phá thêm nhiều đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn vào TPHCM. Trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 đã có hơn 3 tấn ma túy các loại được thu giữ. TPHCM những năm gần đây được cho là điểm tập kết của ma túy trước khi đi các nơi tiêu thụ.
Ðiểm mặt khu Tam giác vàng
Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm, lực lượng công an bắt gần 20.000 vụ ma túy lớn nhỏ. Từ cuối năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, lực lượng chức năng triệt phá nhiều vụ ma túy có số lượng lớn nhất từ trước đến nay. Sơ bộ các chuyên án lớn đã thu tới hơn 3 tấn ma túy các loại và hơn 1.000 bánh heroin. Thiếu tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, số vụ ma túy bị triệt phá trong thời gian qua có nguồn ma túy xuất phát từ bên ngoài Việt Nam.
Giai ma quai chieu nhung duong day ma tuy “khung”
Lực lượng chức năng Việt Nam kiểm tra lô ma túy katamine thu giữ hồi đầu tháng 5/2019 Ảnh: Văn Minh 
Cụ thể, ma túy được tuồn vào trong nước từ khu vực Tam giác vàng (Myanmar). Một phần nhỏ chỉ để sử dụng tại chỗ, phần lớn đưa ra nước thứ 3 tiêu thụ. Để đưa được “cái chết trắng” vào Việt Nam, các đối tượng cầm đầu người nước ngoài móc nối với đối tượng trong nước trực tiếp nhập lậu, “cổng hàng” từ khu vực vùng biên vào.
Theo tài liệu của phóng viên Tiền Phong có được, các tổ chức quốc tế xác định, có 250 tấn ma túy đá với gần 3 tỷ viên ma túy tổng hợp xuất phát từ khu vực Tam giác vàng mỗi năm. Khu vực Tam giác vàng hàng năm cũng tiêu thụ tới 3.000 tấn hóa chất các loại phục vụ việc sản xuất ma túy.
Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) đánh giá, khu vực Tam giác vàng hiện là đầu mối sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới. Trong vùng Tam giác vàng, Myanmar được mệnh danh là “thủ phủ ma túy” của thế giới. Trong đó, bang Shan được mệnh danh là đầu não sản xuất ma túy đá.
Nói về mối đe dọa lớn từ khu vực Tam giác vàng này, đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đánh giá, do hoạt động sản xuất ma túy tại khu vực Tam giác vàng tiếp tục gia tăng khiến cho tình hình trong nước cũng hết sức phức tạp. Cung cầu ma túy không chỉ lớn ở trong nước mà còn cả quốc tế vì Việt Nam nằm trên đường trung chuyển đó. Vậy nên vừa qua, các lực lượng chức năng đã rất quyết tâm để phá gỡ các đường dây nhưng để trả lời, lượng ma túy kiểm soát được hết chưa cũng là cả một vấn đề. 
Ngụy trang dưới vỏ bọc tinh vi
Xác định Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi trung chuyển ma túy xuyên quốc gia, Bộ Công an đã phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường đấu tranh, triệt phá các đường dây vận chuyển ma túy “khủng” có nguồn hàng từ khu Tam giác vàng tuồn vào.
Thiếu tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04-Bộ Công an) nhấn mạnh, các vụ án ma túy quy mô lớn vừa qua bị triệt phá đã chặt đứt các mắt xích trong những đường dây ma túy xuyên quốc gia do các đối tượng nước ngoài cầm đầu móc nối với đối tượng trong nước.
Thực tế các đối tượng buôn ma túy lấy nguồn hàng từ khu vực Tam giác vàng phân phối đi khắp các cửa ngõ khu vực biên giới, hòng tìm cách tuồn ma túy vào nội địa. Số ma túy được tuồn vào không chỉ qua các con đường thẩm lậu ở khu vực vùng biên, mà còn ngụy trang dưới dạng hàng hóa hết sức tinh vi, qua mắt cơ quan chức năng.
Trực tiếp chứng kiến tháo mở niêm phong lô hàng ma túy ketamine (500kg) mà C04 và Cục hải quan TPHCM bắt được hồi đầu tháng 5/2019 mới thấy được mức độ tinh vi của các đối tượng tội phạm ma túy. Các đối tượng đưa số ma túy cùng các máy ép bao bì “vượt biên” vào Quảng Ninh. Sau đó giả dạng các xe tải chở hàng hóa để lần lượt vượt quãng đường dài gần 2.000km vào tập kết ở một kho trên địa bàn TPHCM.
Tại kho hàng các đối tượng thuê để làm “đại bản doanh” rất kín đáo. Từ đó, số ma túy nguyên chất (ketamine) được biến hóa thành dạng lỏng cho vào các túi nilon. Những chiếc máy ép bao bì được tháo ra, nhét số ma túy vào. Công đoạn cuối cùng là các đối tượng hàn xì máy ép lại, chờ ngày xuất đi nước ngoài tiêu thụ thông qua việc trà trộn vào những lô hàng hóa khác.
Một hình thức ngụy trang khác tinh vi nữa trong vụ Công an TPHCM phát hiện hơn 1 tấn ma túy được tuồn vào địa bàn qua con đường chuyển phát nhanh. Cụ thể số ma túy đá này ngụy trang khá tinh vi trong các thùng loa kẹo kéo, được chuyển phát nhanh từ Thái Lan vào Việt Nam. Khi vào đến nội địa, các đối tượng thuê nhà kho vắng vẻ để tập kết, chờ ngày xuất sang nước thứ 3 tiêu thụ.
Trong vụ án này, khi Công an TPHCM bắt giữ một lô hàng cất giấu trong ô tô tải, chủ lô hàng ở Thái Lan đã vội vã thông báo phải hủy toàn bộ số lô hàng còn lại trong kho của công ty vận chuyển Ngọc Vân (TPHCM). Tuy nhiên, Công an TPHCM đã nhanh chóng tiến hành khám xét khẩn cấp kho này phát hiện hàng chục thùng loa kẹo kéo chứa ma túy bên trong.
Ông Huỳnh Nam, Đội trưởng Đội kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan TPHCM) cho biết thêm, thời gian qua cơ quan chức năng Việt Nam đồng loạt chặn bắt, triệt phá nhiều vụ vận chuyển ma túy giấu trong hàng hóa, nên hiện nay thủ đoạn mới của các đối tượng tội phạm ma túy là chuyển sang vận chuyển chất lỏng, giấu vào các loại máy móc để qua mặt cơ quan chức năng. Từ đó, số ma túy được xuất lậu qua nước thứ 3 theo ý đồ của các đối tượng.
Mời quý độc giả xem video Đánh sập nhà trùm ma túy:

Mô tả video

Kinh hoàng container đè ô tô trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây

(Kiến Thức) - Đang ôm cua lên đường dẫn vào cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, thùng container 40 feet từ chiếc xe đầu kéo bất ngờ rơi xuống đường đúng lúc một ôtô từ sau lao tới…

Đến 9h30 hôm nay 2/7, trao đổi với PV, lãnh đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VEC E, đơn vị quản lý, vận hành và khai thác cao tốc HLD) xác nhận, sự cố thùng container rơi từ xe đầu kéo xuống đường dẫn vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cơ bản đã giải quyết xong, giao thông qua khu vực đã trở lại bình thường.
Kinh hoang container de o to tren cao toc Long Thanh - Dau Giay
Tài xế xe đầu kéo được xác định do cẩu thả khiến thùng container 40 feet rơi xuống đường.
Theo thông tin ban đầu, khoảng hơn 6h cùng ngày, chiếc xe đầu kéo chở theo container (loại 40 feet) lưu thông từ hướng vòng xoay Phú Hữu, ôm cua đường dẫn lên cao tốc để về hướng Long Thành.

'Nhà cải cách tiếng Việt' PGS.TS Bùi Hiền lí giải quảng cáo "Mở lon Việt Nam"

PGS Bùi Hiền- nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng câu "Mở lon Việt Nam" là một câu không có nghĩa. Chính sự vô nghĩa của nó khi cho vào quảng cáo lại định hướng cho người ta liên tưởng đến cái khác.

Mấy ngày nay, dư luận được dịp xôn xao với cụm từ “Mở lon Việt Nam”. Ngay sau khi xuất hiện, nội dung quảng cáo của sản phẩm Coca-Cola Việt Nam đã bị Cục Văn hoá cơ sở thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch “tuýt còi” vì cho rằng “có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam…”
Trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, việc “bắt lỗi” ở câu này phải xem có đúng hay không, chứ không phải là dùng trong quảng cáo này đã hay chưa? Liệu câu này có bị làm mất thuần phong mỹ tục cũng như liên quan đến nghĩa xấu hay không?
'Nha cai cach tieng Viet' PGS.TS Bui Hien li giai quang cao
PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam. 
PGS Phạm Văn Tình: Dùng trong quảng cáo là chấp nhận được
Theo PGS Tình, trong từ điển tiếng Việt, từ “lon” (danh từ) mang những 5 nghĩa gồm hai nghĩa thuần Việt và ba nghĩa ngoại lai.
Cụ th, từ này có nghĩa như sau: 1. Chỉ một con thú rừng cùng họ với cầy móc cua, nhưng nhỏ hơn; 2. vật hình trụ đựng sữa hoặc nước giải khát, thường bằng kim loại; 3. Phương ngữ: bơ (bơ gạo/ lon gạo); 4. vại nhỏ, chậu nhỏ bằng sành; 5. phù hiệu quân hàm (lon đại úy, quân hàm).
Cũng theo PGS Tình, đây là những từ quá thông dụng tiếng Việt rồi. Lon mà sử dụng trong giao tiếp bây giờ đến mức quá quen như khi hỏi nhau" Uống mấy lon? Dùng mấy lon nước ngọt"?
PGS Tình cho rằng, từ “lon” kết hợp với từ Việt Nam người ta "ngại" là có hai lí do: Đối với Việt Nam, từ “lon” tầm thường quá. Thứ hai, từ lon dễ liên tưởng khi “thêm dấu thêm má”. Nếu suy luận thế thì có bao nhiêu cái có thể suy luận được sang nghĩa khác như Chợ Lớn, Bưởi năm roi.
Vì thế, trong trường hợp này, PGS Tình cho rằng dùng câu đó không có gì sai và việc Cục văn hóa cơ sở- Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch kết luận như thế là hơi vội. Cơ quan nhà nước có quyền lên tiếng nhưng trước đó nên tham khảo ý kiến các nhà khoa học.
“Liệu Bộ này có thể đi theo dõi hết các quảng cảo, thương hiệu ở khắp đất nước này mà có thể sẽ gây liên tưởng hay không? Ví dụ: tôi đã không dưới 3 lần nhìn thầy nhà hàng gắn biển là“Chim to dần”. Xét thế thì biển quảng cáo này có thể gây hiểu lầm thì có thể bắt lỗi người ta. Tuy nhiên, anh lấy gì, dựa vào đâu để phạt những biển này “- PGS Tình chia sẻ.
Cũng theo vị Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam, quảng cáo là một tổ hợp thông điệp mà có ít lời.
“Ở đây, trên phông quảng cáo của họ có hình ảnh các lon, màu sắc,…Anh không thể tách câu đó với bối cảnh của thông điệp quảng cáo. Câu “Mở lon Việt Nam” tôi cho rằng rõ nghĩa và dùng trong quảng cáo là chấp nhận được”- PGS Tình khẳng định.
'Nha cai cach tieng Viet' PGS.TS Bui Hien li giai quang cao
PGS Bùi Hiền. 
PGS Bùi Hiền- nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội: Sự lập lờ như thế gây phản cảm là đúng thôi.
PGS Bùi Hiền - nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng, hiện tại câu "Mở lon Việt Nam" là một câu không có nghĩa. Chính sự vô nghĩa của nó khi cho vào quảng cáo lại định hướng cho người ta liên tưởng đến cái khác.
“Về mặt ngôn ngữ có phần liên tưởng, mà ở câu này dễ liên tưởng đến ý nghĩa xấu. Sự lập lờ như thế gây phản cảm là đúng thôi. Chả nhẽ, cả một hãng lớn đưa lên một câu hoàn toàn vô nghĩa lên đây, để làm gì?”- PGS Bùi Hiền nói.
Theo các giảng viên về ngôn ngữ, việc xác định lỗi sử dụng slogan “Mở lon Việt Nam” - “là hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam” hoàn toàn không có cơ sở xét cả về câu chữ và nghĩa của từ.
Trước đó, giải thích lý do chấn chỉnh quảng cáo của Coca – Cola Việt Nam, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở cho rằng, giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào từ “lon” thì cụm từ “lon Việt Nam” sẽ có rất nhiều vấn đề. Ý kiến này của vị Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở vấp phải nhiều ý kiến tranh luận.
>>> Xem thêm video: Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm
 


Hai “nữ quái” 9X liều lĩnh vận chuyển ma túy bằng xe máy

(Kiến Thức) - Công an tỉnh Sơn La vừa phát hiện và bắt giữ hai “nữ quái” SN 1999 và SN 1991 vận chuyển ma túy đi bán.

Ngày 4/1, Công an tỉnh Sơn La cho biết, lúc 16h30, ngày 3/1, tại xã Thôm Mòn (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công chuyên án, bắt giữ hai đối tượng Quàng Thị Ngân (SN 1991) và Lò Thị Lan (SN 1999), cùng trú tại bản Lọng Cại (xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Hai “nu quai” 9X lieu linh van chuyen ma tuy bang xe may