'Nhà cải cách tiếng Việt' PGS.TS Bùi Hiền lí giải quảng cáo "Mở lon Việt Nam"

PGS Bùi Hiền- nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng câu "Mở lon Việt Nam" là một câu không có nghĩa. Chính sự vô nghĩa của nó khi cho vào quảng cáo lại định hướng cho người ta liên tưởng đến cái khác.

Mấy ngày nay, dư luận được dịp xôn xao với cụm từ “Mở lon Việt Nam”. Ngay sau khi xuất hiện, nội dung quảng cáo của sản phẩm Coca-Cola Việt Nam đã bị Cục Văn hoá cơ sở thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch “tuýt còi” vì cho rằng “có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam…”
Trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, việc “bắt lỗi” ở câu này phải xem có đúng hay không, chứ không phải là dùng trong quảng cáo này đã hay chưa? Liệu câu này có bị làm mất thuần phong mỹ tục cũng như liên quan đến nghĩa xấu hay không?
'Nha cai cach tieng Viet' PGS.TS Bui Hien li giai quang cao
PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam. 
PGS Phạm Văn Tình: Dùng trong quảng cáo là chấp nhận được
Theo PGS Tình, trong từ điển tiếng Việt, từ “lon” (danh từ) mang những 5 nghĩa gồm hai nghĩa thuần Việt và ba nghĩa ngoại lai.
Cụ th, từ này có nghĩa như sau: 1. Chỉ một con thú rừng cùng họ với cầy móc cua, nhưng nhỏ hơn; 2. vật hình trụ đựng sữa hoặc nước giải khát, thường bằng kim loại; 3. Phương ngữ: bơ (bơ gạo/ lon gạo); 4. vại nhỏ, chậu nhỏ bằng sành; 5. phù hiệu quân hàm (lon đại úy, quân hàm).
Cũng theo PGS Tình, đây là những từ quá thông dụng tiếng Việt rồi. Lon mà sử dụng trong giao tiếp bây giờ đến mức quá quen như khi hỏi nhau" Uống mấy lon? Dùng mấy lon nước ngọt"?
PGS Tình cho rằng, từ “lon” kết hợp với từ Việt Nam người ta "ngại" là có hai lí do: Đối với Việt Nam, từ “lon” tầm thường quá. Thứ hai, từ lon dễ liên tưởng khi “thêm dấu thêm má”. Nếu suy luận thế thì có bao nhiêu cái có thể suy luận được sang nghĩa khác như Chợ Lớn, Bưởi năm roi.
Vì thế, trong trường hợp này, PGS Tình cho rằng dùng câu đó không có gì sai và việc Cục văn hóa cơ sở- Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch kết luận như thế là hơi vội. Cơ quan nhà nước có quyền lên tiếng nhưng trước đó nên tham khảo ý kiến các nhà khoa học.
“Liệu Bộ này có thể đi theo dõi hết các quảng cảo, thương hiệu ở khắp đất nước này mà có thể sẽ gây liên tưởng hay không? Ví dụ: tôi đã không dưới 3 lần nhìn thầy nhà hàng gắn biển là“Chim to dần”. Xét thế thì biển quảng cáo này có thể gây hiểu lầm thì có thể bắt lỗi người ta. Tuy nhiên, anh lấy gì, dựa vào đâu để phạt những biển này “- PGS Tình chia sẻ.
Cũng theo vị Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam, quảng cáo là một tổ hợp thông điệp mà có ít lời.
“Ở đây, trên phông quảng cáo của họ có hình ảnh các lon, màu sắc,…Anh không thể tách câu đó với bối cảnh của thông điệp quảng cáo. Câu “Mở lon Việt Nam” tôi cho rằng rõ nghĩa và dùng trong quảng cáo là chấp nhận được”- PGS Tình khẳng định.
'Nha cai cach tieng Viet' PGS.TS Bui Hien li giai quang cao
PGS Bùi Hiền. 
PGS Bùi Hiền- nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội: Sự lập lờ như thế gây phản cảm là đúng thôi.
PGS Bùi Hiền - nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội cho rằng, hiện tại câu "Mở lon Việt Nam" là một câu không có nghĩa. Chính sự vô nghĩa của nó khi cho vào quảng cáo lại định hướng cho người ta liên tưởng đến cái khác.
“Về mặt ngôn ngữ có phần liên tưởng, mà ở câu này dễ liên tưởng đến ý nghĩa xấu. Sự lập lờ như thế gây phản cảm là đúng thôi. Chả nhẽ, cả một hãng lớn đưa lên một câu hoàn toàn vô nghĩa lên đây, để làm gì?”- PGS Bùi Hiền nói.
Theo các giảng viên về ngôn ngữ, việc xác định lỗi sử dụng slogan “Mở lon Việt Nam” - “là hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam” hoàn toàn không có cơ sở xét cả về câu chữ và nghĩa của từ.
Trước đó, giải thích lý do chấn chỉnh quảng cáo của Coca – Cola Việt Nam, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở cho rằng, giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào từ “lon” thì cụm từ “lon Việt Nam” sẽ có rất nhiều vấn đề. Ý kiến này của vị Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở vấp phải nhiều ý kiến tranh luận.
>>> Xem thêm video: Công bố kết luận sai phạm Thủ Thiêm
 


Hà Nội: Sập nhà triệu USD trên phố hàng Bông

(Kiến Thức) - Khoảng 8h sáng ngày 2/7, rất nhiều người dân trên phố Hàng Bông giật mình vì tiếng động mạnh rồi chứng kiến ngôi nhà số 56 đổ sập phần ngoài.

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong
Vụ sập nhà trên phố hàng Bông xảy ra vào khoảng 8h sáng nay. Thời gian trên, người dân trên phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) bỗng dưng nghe một tiếng động lớn, rồi nhìn thấy ngôi nhà số 56 Hàng Bông, đổ sập. 


Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-2
 Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã lập tức có mặt tại hiện trường, phong tỏa khu vực Hàng Bông - Phủ Doãn - Đường Thành - Lý Quốc Sư. 

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-3
 Ngôi nhà số 56 Hàng Bông hiện đang được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an quận Hoàn Kiếm sử dụng các thiết bị chuyên dụng đào bới từng lớp gạch vữa, tháo dỡ từng phần. 

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-4
 Bà Nguyễn Phương Lan (SN 1960, sống tại nhà 54 Hàng Bông) cho biết đêm qua, vẫn có người vào ngôi nhà 56 lắp đặt biển quảng cáo bên ngoài. Trước khi có hiện tượng đổ sập, người dân không hề nhận được cảnh báo bên ngoài.

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-5
 "Nhà tôi tính cả trẻ con là 15 người, tôi về phát hiện thấy nhà sập mới chạy lên gọi tất cả mọi người trong nhà ra. Lúc 7h55 là thấy có hiện tượng sập, tôi đi gần về nhà thì nghe tiếng động lớn" - Bà Lan, người dân phố hàng Bông cho biết.

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-6
 Lực lượng chức năng tháo dỡ phần đổ sập phía ngoài ngôi nhà đổ sập trên phố hàng Bông.

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-7
 Người dân phố hàng Bông hoảng loạn vì sự việc.

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-8
Hiện trường được phong tỏa.

Ha Noi: Sap nha trieu USD tren pho hang Bong-Hinh-9
Rất may vụ việc không có thiệt hại về người.

PGS Bùi Hiền: Đưa Khá Bảnh vào đề thi là sai lầm về sư phạm

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc nhân vật giang hồ, tội phạm Ngô Bá Khá, tức Khá Bảnh được đưa vào đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường Kiến Thụy, Hải Phòng, PGS. Bùi Hiền cho rằng cách làm này là sai lầm về sư phạm. 

Mới đây, dư luận xôn xao, tranh cãi về việc Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng đưa Khá Bảnh một tên giang hồ, tội phạm vào đề thi học sinh giỏi văn lớp 11.

PGS Bui Hien: Dua Kha Banh vao de thi la sai lam ve su pham
Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng gây nhiều tranh cãi khi đưa Khá Bảnh vào đề thi.
Nội dung đề thi nêu ra vấn đề "hiện tượng mạng Khá Bảnh với đời tư bất hảo vào được chào đón ở Yên Bái..." Đề thi yêu cầu các thí sinh "Hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập đến trong bài viết trên."