Giải mã cơn mưa lạ xuất hiện trên Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Dù cơn mưa lạ xuất hiện trên Mặt trăng Titan đã khá lâu nhưng mãi tới gần đây mới chính thức được công bố. Thời tiết của Mặt trăng này rất khác so với Trái đất: Mưa, sông và biển Titan đều được tạo thành từ các hydrocarbon lỏng.

Tàu vũ trụ Cassini của NASA trước khi bị phá hủy vào tháng 9/2017 đã phát hiện một hiện tượng kỳ lạ gần cực bắc mặt trăng Titan của sao Thổ vào tháng 6/2016, theo báo cáo mới.

Giai ma con mua la xuat hien tren Mat trang Titan
 Nguồn ảnh: phys.

Được biết, tàu Cassini đã phát hiện ra nhiều hồ và biển hydrocarbon lỏng trên bề mặt lạnh lẽo của Mặt trăng Titan trong suốt 13 năm qua trong hệ thống Sao Thổ.

Nhưng trong phát hiện mới, ở diện tích khoảng 120.000 km vuông trên khí quyển vùng hồ Great Lakes xuất hiện một cơn mưa lớn, dạng khí mê-tan bốc hơi, tác giả chính Rajani D Breathra, tiến sĩ vật lý tại Đại học Idaho ở Moscow cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự kiện mưa khí titan này có khả năng báo hiệu rằng thời tiết mùa hè đã đến ở bán cầu bắc Mặt trăng Titan sao Thổ vào giữa năm 2016 ngay thời điểm đó.

Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ

Sao Thổ và nhiều mặt trăng vệ tinh của nó mất 29,5 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt trời, do đó, các mùa trong hệ thống hành tinh này có vành đai kéo dài gần 7,5 năm.

Được biết, Titan là hành tinh duy nhất ngoài Trái đất có các khối chất lỏng ổn định trên bề mặt. Nhưng hệ thống thời tiết của mặt trăng này rất khác so với Trái đất: Mưa, sông và biển Titan đều được tạo thành từ các hydrocarbon lỏng.

Khám phá mới gây sửng sốt về vật chất tối bí ẩn

(Kiến Thức) - Có một cách mới để lập bản đồ phân bố vật chất tối bí ẩn trong vũ trụ, bằng cách nghiên cứu cách các cụm sao phát ra ánh xạ, làm các vật chất tối phát ra ánh sáng mờ qua cơ chế làm biến dạng ánh sáng sao.

Nghiên cứu mới cho thấy, các ngôi sao bị xé rời từ các thiên hà nguyên thủy và chúng hiện đang trôi nổi trong các cụm thiên hà khổng lồ, có thể đóng vai trò là công cụ thăm dò vật chất tối, tác giả chính của nghiên cứu Mireia Montes, thuộc Đại học New South Wales ở Úc, cho biết trong một tuyên bố.

"Chúng tôi đã tìm thấy ánh sáng rất mờ trong các cụm thiên hà, là kết quả ánh xạ từ các ngôi sao lên vật chất tối bí ẩn".

Cảnh sao khổng lồ sinh ra sao nhỏ tiết lộ điều bất ngờ

(Kiến Thức) - Cái nhìn cận cảnh về sự ra đời của một đôi sao, cụ thể là cách thức ngôi sao khổng lồ sinh ra đôi sao nhỏ đã tiết lộ nhiều thông tin bất ngờ về sự tiến hóa sao vũ trụ.

Tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê, các chuyên gia đã phát hiện một ngôi sao khổng lồ còn trẻ có tên MM 1a trong khu vực hình thành sao đang hoạt động của thiên hà Milky Way cách đó hơn 10.000 năm ánh sáng.

Khi phân tích dữ liệu, họ nhận ra rằng sao MM 1a đi kèm với một đối tượng mờ hơn thứ hai, mà họ đặt tên là MM 1b. Điều này cho thấy chúng là anh  em sinh ra từ một ngôi sao mẹ có tên là MM 1.